gắn

Vinalines sắp nhận gần 36,4 tỷ đồng cổ tức từ Cảng Quy Nhơn (QNP)

Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (HoSE: QNP) vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền.

Cụ thể, ngày 12/6 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Cảng Quy Nhơn chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 12% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 1.200 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024.

Với hơn 40,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Cảng Quy Nhơn ước tính chi khoảng gần 48,5 tỷ đồng để thực hiện trả cổ tức. Ngày thanh toán dự kiến là 12/7/2024.

Về cơ cấu cổ đông tính đến ngày 31/3/2024, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, UPCoM: MVN) là cổ đông lớn nhất đồng thời cũng là công ty mẹ của Cảng Quy Nhơn, hiện đang sở hữu trực tiếp 75% vốn, ước tính thu về gần 36,4 tỷ đồng qua đợt trả cổ tức này.

Trong ĐHĐCĐ thường niên 2024, Cảng Quy Nhơn đã thông qua tỷ lệ trả cổ tức năm 2023 là 12%. Như vậy, sau đợt chi trả trên, Công ty đã thực hiện xong phương án trả cổ tức này.

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Cảng Quy Nhơn ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 275,6 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 41% còn 3,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính ghi nhận 4,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước được hoàn nhập 12 triệu đồng. Chi phí bán hàng tăng 38% lên gần 4 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không đáng kể, lên 18,9 tỷ đồng.

Kết quả, Cảng Quy Nhơn báo lãi trước thuế 40,4 tỷ đồng, lãi sau thuế 31,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 67% và 64% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong ĐHĐCĐ 2024, Cảng Quy Nhơn đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến đạt 1.247 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 115 tỷ đồng. Với kết quả trên, Công ty đã thực hiện 22% kế hoạch doanh thu và 35% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/5, giá cổ phiếu QNP giảm 1,83% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 32.100 đồng/cổ phiếu.

Ở má»™t diá»…n biến khác, trong ĐHĐCĐ vừa qua, Công ty có đề án dá»± kiến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP sẽ giảm sở hữu vốn của công ty mẹ tại CTCP Cảng Quy NhÆ¡n xuống 61%. Trong trường hợp đề án được thông qua, HĐQT Quy NhÆ¡n sẽ xây dá»±ng lá»™ trình tăng vốn, nhằm thá»±c hiện các dá»± án đầu tÆ° phát triển nhÆ° dá»± án đầu tÆ° cảng cạn ICD…

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Cổ phiếu POM tăng gần 40% trong phiên thứ hai tại sàn UPCoM, khớp lệnh hơn 9 triệu đơn vị

Trong ngày thứ hai chào sàn UPCoM, cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina đã tím trần, khối lượng giao dịch tăng đột biến.

Vào đầu phiên 24/05, cổ phiếu POM đã tăng 39,29% lên mức 3.900 đồng/cổ phiếu. Tính đến 15h, cổ phiếu POM khớp lệnh giao dịch hơn 9,1 triệu đơn vị, cao hơn nhiều so với trung bình các phiên giao dịch trước đó (1,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh/phiên).

Cổ phiếu POM tăng gần 40% trong phiên thứ hai tại sàn UPCoM, khớp lệnh hơn 9 triệu đơn vị- Ảnh 1.

Ảnh: Vietstock.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo về việc chuyển niêm yết gần 280 triệu cổ phiếu POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) sang sàn UPCoM kể từ ngày 23/5/2024. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 2.800 đồng/cổ phiếu.

Hồi tháng 4/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ra quyết định về việc hủy niêm yết đối với 279,7 triệu cổ phiếu POM từ ngày 10/5/2024. Nguyên nhân hủy niêm yết đối với cổ phiếu POM là do Thép Pomina vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp (từ năm 2021-2023), thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc.

Thép Pomina (POM) báo lỗ liên tiếp 8 quý

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Thép Pomina ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh tới gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước, từ 1.645 tỷ xuống còn hơn 471,4 tỷ đồng. Giá vốn cao hơn doanh thu ở mức gần 478 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp báo lỗ hơn 6,4 tỷ, tuy nhiên, mức lỗ này cải thiện nhiều hơn mức lỗ 41,3 tỷ đồng của quý I/2023.

Cổ phiếu POM tăng gần 40% trong phiên thứ hai tại sàn UPCoM, khớp lệnh hơn 9 triệu đơn vị- Ảnh 2.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 12 tỷ xuống còn hơn 8 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng gần gấp đôi từ 70,7 tỷ lên 145,6 tỷ đồng (trong đó có hơn 145,3 tỷ đồng đến từ chi phí lãi vay). Chi phí bán hàng tăng từ 2,2 tỷ lên hơn 3,6 tỷ đồng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm từ 71 tỷ xuống còn 55,1 tỷ đồng.

Cuối cùng, Thép Pomina báo lãi trước và sau thuế lần lượt lỗ gần 225 tỷ và hơn 225,1 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức lỗ 186,8 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Đây là quý thứ 8 Công ty liên tiếp báo lỗ kể từ quý II/2022. Khoản lỗ này nâng lỗ lũy kế sau thuế chưa phân phối lên 1.697 tỷ đồng.

Theo giải trình, lãnh đạo Công ty cho biết: khoản lỗ nặng hơn đến từ việc nhà máy thép Pomina 1 và Pomina 3 vẫn còn ngưng hoạt động nhưng phải gánh nhiều chi phí quản lý, lãi vay. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng nhiều nhất là nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ. Hiện tại, Công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư để tái cấu trúc nhằm có thể sản xuất lại trong thời gian sớm nhất.

Hiện ban lãnh đạo công ty chưa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 cũng như thời gian tổ chức phiên họp thường niên năm nay.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản Thép Pomina giảm nhẹ 3,2% so với hồi đầu năm, xuống còn hơn 10.075 tỷ đồng. Công ty có hơn 8.900 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn (gần 8.061 tỷ đồng).

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Vinasun (VNS) chuẩn bị chi gần 102 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024

Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun ;HoSE: VNS) vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền mặt.

Cụ thể, ngày 16/5 tới đây, Vinasun sẽ chốt quyền chi tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 15% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 1.500 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024.

Với hơn 67,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vinasun dự kiến chi gần 102 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Ngày thanh toán dự kiến sẽ vào 25/5.

Trong cơ cấu cổ đông VNS hiện tại, ông Đặng Phước Thành, cựu Chủ tịch HĐQT VNS sở hữu hơn 16,9 triệu cổ phiếu, chiếm 24,92% vốn sẽ nhận về hơn 25,3 tỷ đồng cổ tức từ VNS; quỹ ngoại Tael Two Partners Ltd sở hữu gần 12,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 18,1% sẽ nhận về khoảng 18,4 tỷ đồng.

Trong năm 2024, Vinasun đã thông qua kế hoạch trả cổ tức năm với tỷ lệ 15%. Như vậy, sau đợt tạm ứng cổ tức này, Công ty đã hoàn thành xong phương án cổ tức năm.

Lợi nhuận Vinasun giảm hơn phân nửa trong quý đầu năm

Vinasun (VNS) chuẩn bị chi gần 102 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024- Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Vinasun ghi nhận doanh thu thuần đạt 278,6 tỷ đồng, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động vận tải hành khách bằng taxi đóng góp 230 tỷ đồng doanh thu, còn lại là vận tải theo hợp đồng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận gộp giảm từ 75,1 tỷ xuống 54,7 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận gộp giảm về còn 19,6%.

Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Vinasun trong giai đoạn đầu năm đều nhích nhẹ so với cùng kỳ. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế của Vinasun chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 22 tỷ đồng. Đây là mức lãi thấp nhất của công ty trong 8 quý gần nhất, đồng thời nối dài mạch giảm quý thứ 6 liên tiếp.

Giải trình về kết quả kinh doanh, Vinasun cho biết, trong quý I/2024, một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm là do Công ty vẫn tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thêm cho đội ngũ lái xe và đối tác.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 vào tháng 4 vừa qua, Vinasun đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu tổng doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với năm trước; lãi sau thuế gần 81 tỷ đồng, giảm gần 47%. Như vậy, VNS đã hoàn thành 27% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Vinasun đạt 1.629 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 1.653 tỷ đồng hồi đầu kỳ. Nợ phải trả của công ty cũng giảm nhẹ từ 485 tỷ đồng xuống 439 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/5, giá cổ phiếu VNS hiện đang đứng ở mức tham chiếu 13.000 đồng/cổ phiếu.

Cũng trong đại hội, nhiều cổ đông chất vấn ban lãnh đạo Vinasun về việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của hãng taxi Xanh SM. Theo đó, ban lãnh đạo công ty thừa nhận thị phần của công ty bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản là sự suy giảm sức cầu của người dùng và sự cạnh tranh của các hãng taxi trong ngành. Để vượt qua khó khăn và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, Vinasun dự kiến năm nay sẽ đầu tư 700 chiếc taxi hybrid (với tổng mức đầu tư khoảng 630-650 tỷ đồng), nếu thuận lợi có thể tăng lên 1.000 xe. Công ty tính toán dòng xe hybrid có thể giảm tới 50% chi phí nhiêm liệu so với xe xăng.

Vì lường trước những yếu tố bất lợi kể trên cộng thêm việc lợi nhuận cũng bị tác động bởi các chính sách hỗ trợ anh em lái xe và điều chỉnh giá cước, tỷ lệ chia doanh thu của các xe tự doanh, xe hợp tác với cá nhân và xe thương quyền, Vinasun đặt mục tiêu kinh doanh 2024 tương đối thận trọng.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Techcombank chuẩn bị chi gần 5.300 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt

Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương (Techcombank – HoSE: TCB) vừa công bố Quyết định triển khai việc chia cổ tức bằng tiền mặt và triển khai phương án tăng vốn điều lệ từ việc phát hành cổ phiếu từ vốn chủ sở hữu

Cụ thể, ngày 22/5/2024 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Techcombank chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 1.500 đồng).

Với hơn 3,5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Techcombank cần chi khoảng 5.284 tỷ đồng chia cổ tức cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến 5/6/2024. Nguồn chi trả là lợi nhuận chưa phân phối của Ngân hàng sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm ngày 31/12/2023 theo Báo cáo tài chính kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán của Techcombank.

Techcombank muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 70.400 tỷ đồng

Ngoài việc trả cổ tức, Techcombank cũng thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 3,5 tỷ cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1 quyền, cứ 1 quyền sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới.

Techcombank chuẩn bị chi gần 5.300 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt- Ảnh 1.

Các nguồn sử dụng tăng vốn điều lệ (Ảnh chụp màn hình)

Nguồn vốn được sử dụng để tăng vốn điều lệ bao gồm: hơn 10.567 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, hơn 24.181 tỷ đồng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và hơn 476 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến tăng thêm hơn 35.225 tỷ đồng, lên mức hơn 70.450 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu cổ phần Techcombank của nhà đầu tư nước ngoài tối đa hiện tại và sau khi tăng vốn không đổi, ở mức 22,49% vốn điều lệ của Ngân hàng.

Về phương án sử dụng vốn điều lệ tăng thêm, Techcombank cho biết: Ngân hàng sẽ dùng toàn bộ số tiền này để bổ sung vốn hoạt động trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, Techcombank cũng thông báo giao dịch cổ phiếu của công đoàn Ngân hàng. Theo đó, Công đoàn Ngân hàng sẽ chuyển nhượng toàn bộ 48.808 cổ phiếu nhằm mục đích thưởng cổ phiếu cho cán bộ nhân viên, thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 8/5 đến ngày 31/5.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 3/5, giá cổ phiếu TCB tăng 2,88% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 48.200 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Vinaconex (VCG) muốn tăng vốn điều lệ lên gần 6.000 tỷ đồng bằng việc trả cổ tức

Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG) vừa phê duyệt phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023.

Cụ thể, Vinaconex dự kiến phát hành hơn 64 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 12%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu mới. Nguồn vốn được sử dụng để phát hành là hơn 641 tỷ đồng, được trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và sau khi trích lập các quỹ đầy đủ theo quy định của pháp luật theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023.

Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2024 và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánNhà nước chấp thuận. Vốn điều lệ của Công ty dự kiến sau khi phát hành thêm là hơn 5.986 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Vinaconex thông qua phương án trả cổ tức năm với tỷ lệ dự kiến 12%. Nếu phát hành thành công, Công ty sẽ hoàn thành xong phương án này.

Vinaconex báo lợi nhuận quý I tăng bằng lần

Trong quý I/2024, Vinaconex ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng gần 35% so vá»›i cùng kỳ năm trÆ°á»›c, đạt hÆ¡n 2.649 tá»· đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vinaconex ghi nhận đạt 482,6 tá»· đồng, gấp gần 26 lần mức lãi 18,8 tá»· đồng của quý I/2023. 

Theo giải trình, lãnh đạo Vinaconex cho biết: nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận năm nay tăng trưởng mạnh là do Tổng công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bất động sản góp phần tăng lợi nhuận trong quý I/2024.

Năm 2024, Vinaconex đặt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 15.000 tỷ đồng và 950 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 3 tháng, dù VCG mới hoàn thành 18% mục tiêu doanh thu nhưng đã đạt hơn 50% mục tiêu lợi nhuận năm.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/5, cổ phiếu VCG đứng tại mức giá 22.900 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Bài toán phát triển văn hóa doanh nghiệp gắn với thời chuyển đổi số

Nhắc đến văn hóa doanh nghiệp, là nhắc đến má»™t yếu tố vô hình nhÆ°ng vẫn luôn tồn tại và đóng vai trò quyết định tá»›i sá»± thành bại của má»™t doanh nghiệp. Có thể nói, nếu má»—i tổ chức là má»™t con người, thì văn hóa chính là linh hồn – chi phối hoàn toàn sức sống và sá»± phát triển.

Trong bối cảnh công nghệ như hiện nay, chuyển đổi số và văn hóa doanh nghiệp cần phải là hai yếu tố luôn song hành trên con đường phát triển của doanh nghiệp. Bài toán đặt ra là làm thế nào để xóa bỏ rào cản trong văn hóa doanh nghiệp để thích ứng với quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay? Ngược lại, làm thế nào để biến những thách thức trong chuyển đổi số thành những cơ hội và động lực mạnh mẽ để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp?

Nhằm giải đáp ná»—i trăn trở của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp về cách thức xây dá»±ng văn hóa doanh nghiệp bền vững trong bối cảnh xu thế chuyển đổi số cÅ©ng nhÆ° tăng cường kiến thức và kỹ năng quản lý, Ä‘iều hành doanh nghiệp, sáng ngày 08/10/2021, Công ty cổ phần MISA phối hợp cùng Hiệp há»™i Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp và Công ty TNHH TÆ° vấn quản lý OD Click tổ chức sá»± kiện “Xây dá»±ng và phát triển văn hoá doanh nghiệp vững mạnh trong bối cảnh má»›i”. Há»™i thảo thu hút gần 600 các chủ doanh nghiệp, CEO, giám đốc nhân sá»± khối doanh nghiệp vừa và lá»›n trên cả nÆ°á»›c tham dá»±.

Há»™i thảo trá»±c tuyến “Xây dá»±ng và phát triển văn hoá doanh nghiệp vững mạnh trong bối cảnh má»›i” thu hút gần 600 khách mời tham dá»±

Há»™i thảo có sá»± tham dá»± của những diá»…n giả có nhiều năm kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhÆ° TS. Lê Doãn Hợp – Nguyên Bá»™ trưởng Bá»™ VHTT, Nguyên Bá»™ trưởng Bá»™ TT&TT, Cố vấn Hiệp há»™i Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp; GS.TS Đinh Văn Hiến – Phó chủ tịch Hiệp há»™i Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch/TGĐ DKNEC Corporation; Th.S. Đinh Thị Thuý – Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần MISA và TS. Đỗ Tiến Long – Chuyên gia TÆ° vấn và huấn luyện về Phát triển Tổ chức; Chủ tịch Há»™i đồng Chuyên gia của Công ty OD Click.

TS. Đỗ Tiến Long, chuyên gia Tư vấn và huấn luyện về Phát triển Tổ chức, chủ tịch Hội đồng Chuyên gia của Công ty OD Click cho rằng văn hóa doanh nghiệp cần được xem là tài sản và giá trị lớn nhất của một doanh nghiệp. Gắn chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số, TS. Đỗ Tiến Long nhấn mạnh rằng trong mô hình quản trị cũ lãnh đạo là trung tâm, còn trong mô hình quản trị mới, tổ chức là yếu tố trung tâm. Tài sản của doanh nghiệp chuyển từ sở hữu các nguồn lực sang việc sở hữu con người và trí thức. Chuyển đổi về tư duy về tổ chức và năng lực con người trên nền chuyển đổi số là điều mà các lãnh đạo cần quan tâm. 

TS. Đỗ Tiến Long đem đến thông tin hữu ích về chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp đặt trong bối cảnh chuyển đổi số

Có nhiều năm kinh nghiệm đảm nhận vị trí quản lý chủ chốt và hiện Ä‘ang Ä‘iều hành công ty vá»›i quy mô gần 2.500 nhân sá»±, Th.S. Đinh Thị Thuý – Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần MISA chia sẻ kinh nghiệm xây dá»±ng, phát triển văn hoá MISA và vai trò của chuyển đổi số trong xây dá»±ng và phát triển văn hoá Doanh nghiệp. 

Th.S. Đinh Thị Thúy chia sẻ “Bằng kinh nghiệm Ä‘iều hành của MISA, Ä‘á»™i ngÅ© lãnh đạo của MISA thấy được 4 yếu tố quan trọng để xây dá»±ng và phát triển doanh nghiệp bền vững và có sá»± gắn kết chặt chẽ vá»›i nhau. Đầu tiên phần lõi chính là định hÆ°á»›ng chiến lược: luôn sáng tạo, Ä‘i trÆ°á»›c thời đại. Bên cạnh đó, công tác Ä‘iều hành phải hÆ°á»›ng đến 3 yếu tố quan trọng là con người, quy trình và công nghệ. Nếu định hÆ°á»›ng chiến lược là nền móng thì con người là yếu tố trung tâm, và vá»›i MISA con người phù hợp là tài sản quan trọng nhất”.

Th.S. Đinh Thị Thuý – Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần MISA chia sẻ kinh nghiệm xây dá»±ng, phát triển Văn hoá MISA và vai trò của chuyển đổi số trong xây dá»±ng và phát triển văn hoá Doanh nghiệp

Chính những tích lÅ©y trong quá trình Ä‘iều hành và tÆ° vấn cho khách hàng doanh nghiệp, MISA đã Ä‘Æ°a ra được những sản phẩm áp dụng công nghệ số – đóng góp vào việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS phù hợp vá»›i mọi quy mô, lÄ©nh vá»±c, ngành nghề của mọi doanh nghiệp. 

Những nghiệp vụ trong nền tảng MISA AMIS nhÆ° quản trị nhân sá»± – AMIS HRM và nghiệp vụ AMIS Ä‘iều hành mang những Ä‘iểm Æ°u việt thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững. Đó là sá»± kết nối dữ liệu chặt chẽ các nghiệp vụ bên trong và linh hoạt vá»›i các đối tác bên ngoài. Công nghệ số há»— trợ làm việc mọi lúc mọi nÆ¡i giúp tăng năng suất và tối Æ°u chi phí.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS mang những điểm ưu việt thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững

Phát biểu tại Há»™i thảo, TS. Lê Doãn Hợp, nguyên là Bá»™ trưởng Bá»™ VHTT, Nguyên Bá»™ trưởng Bá»™ TT&TT, Cố vấn Hiệp há»™i Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp đã có những chia sẻ tâm huyết về vai trò của Văn hoá Doanh nghiệp và bản lÄ©nh của lãnh đạo trong bối cảnh má»›i. Ông Hợp khẳng định “Má»™t doanh nghiệp chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp cần phải đáp ứng 5 yếu tố: thông tin, trí tuệ, thÆ°Æ¡ng hiệu, trách nhiệm, từ thiện. Đó là những yếu tố đồng hành cùng doanh nghiệp bất kể thời đại nào”.

TS. Lê Doãn Hợp, nguyên là Bộ trưởng Bộ VHTT, Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, Cố vấn Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp sẽ chia sẻ về vai trò của Văn hoá Doanh nghiệp và bản lĩnh của lãnh đạo trong bối cảnh mới.

Việc tổ chức Hội thảo với chủ đề thực tiễn đã thể hiện nỗ lực của đội ngũ MISA hướng tới mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững đặt trong bối cảnh chuyển đổi số. Đây có lẽ một món quà ý nghĩa dành tặng các doanh nghiệp nhân kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam 13/10. 

Tìm hiểu thêm về MISA AMIS – nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất tại đây.

Công nghệ | Tổng hợp tin tức Công nghệ mới nhất
Nguồn: Sưu Tầm