tá»·

Vinalines sắp nhận gần 36,4 tỷ đồng cổ tức từ Cảng Quy Nhơn (QNP)

Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (HoSE: QNP) vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền.

Cụ thể, ngày 12/6 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Cảng Quy Nhơn chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 12% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 1.200 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/6/2024.

Với hơn 40,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Cảng Quy Nhơn ước tính chi khoảng gần 48,5 tỷ đồng để thực hiện trả cổ tức. Ngày thanh toán dự kiến là 12/7/2024.

Về cơ cấu cổ đông tính đến ngày 31/3/2024, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, UPCoM: MVN) là cổ đông lớn nhất đồng thời cũng là công ty mẹ của Cảng Quy Nhơn, hiện đang sở hữu trực tiếp 75% vốn, ước tính thu về gần 36,4 tỷ đồng qua đợt trả cổ tức này.

Trong ĐHĐCĐ thường niên 2024, Cảng Quy Nhơn đã thông qua tỷ lệ trả cổ tức năm 2023 là 12%. Như vậy, sau đợt chi trả trên, Công ty đã thực hiện xong phương án trả cổ tức này.

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Cảng Quy Nhơn ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 275,6 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 41% còn 3,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính ghi nhận 4,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước được hoàn nhập 12 triệu đồng. Chi phí bán hàng tăng 38% lên gần 4 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không đáng kể, lên 18,9 tỷ đồng.

Kết quả, Cảng Quy Nhơn báo lãi trước thuế 40,4 tỷ đồng, lãi sau thuế 31,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 67% và 64% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong ĐHĐCĐ 2024, Cảng Quy Nhơn đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến đạt 1.247 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 115 tỷ đồng. Với kết quả trên, Công ty đã thực hiện 22% kế hoạch doanh thu và 35% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/5, giá cổ phiếu QNP giảm 1,83% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 32.100 đồng/cổ phiếu.

Ở má»™t diá»…n biến khác, trong ĐHĐCĐ vừa qua, Công ty có đề án dá»± kiến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP sẽ giảm sở hữu vốn của công ty mẹ tại CTCP Cảng Quy NhÆ¡n xuống 61%. Trong trường hợp đề án được thông qua, HĐQT Quy NhÆ¡n sẽ xây dá»±ng lá»™ trình tăng vốn, nhằm thá»±c hiện các dá»± án đầu tÆ° phát triển nhÆ° dá»± án đầu tÆ° cảng cạn ICD…

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Phân lân Văn Điển (VAF) chuẩn bị chi hơn 37 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023

Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển (HoSE: VAF) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền.

Cụ thể, ngày 31/5 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền, tá»· lệ 10% (tÆ°Æ¡ng ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng) – đây là tá»· lệ trả cổ tức cao nhất của Công ty kể từ năm 2019 tá»›i nay. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/5/2024.

Với gần 37,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Phân lân Văn Điển dự kiến chi khoảng 37,7 tỷ đồng để thực hiện trả cổ tức đợt này. Ngày thanh toán dự kiến vào 14/6/2024.

Tính đến thời Ä‘iểm ngày 31/3/2024, Tập Ä‘oàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) hiện là cổ đông lá»›n nhất – cÅ©ng là Công ty mẹ của VAF, Ä‘ang sở hữu 67% vốn chủ sở hữu dá»± kiến sẽ thu về hÆ¡n 25 tá»· đồng sau đợt này.

Phân lân Văn Điển (VAF) chuẩn bị chi hơn 37 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023- Ảnh 1.

Nguồn: BCTC kiểm toán 2023 của VAF

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VAF đang trong diện cảnh báo kể từ 21/3, do xuất hiện ý kiến kiểm toán ngoại trừ trên BCTC kiểm toán năm 2023, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, trước đó vào ngày 12/3/2024, VAF còn bị HoSE bổ sung vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, do BCTC kiểm toán 2023 có ý kiến không phải là ý kiến chấp thuận toàn phần của tổ chức kiểm toán.

Tại phiên giao dịch sáng ngày 23/5, giá cổ phiếu VAF hiện đang đứng tại mức tham chiếu 14.300 đồng/cổ phiếu.

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Phân lân Văn Điển ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 482 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp giảm từ 111,8 tỷ xuống còn 104,2 tỷ đồng kéo theo biên lợi nhuận gộp giảm từ 28% xuống còn 21,8%.

Phân lân Văn Điển (VAF) chuẩn bị chi hơn 37 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023- Ảnh 2.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 955,3 triệu lên hơn 1,3 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 37,8% lên hơn 1,1 tỷ đồng; chi phí bán hàng giảm nhẹ từ 76 tỷ xuống 74 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ gần 17 tỷ xuống còn hơn 11 tỷ đồng. Kết quả, Phân lân Văn Điển báo lãi sau thuế quý I giảm 22,4% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn hơn 15,2 tỷ đồng.

Bước sang năm 2024, VAF đặt kế hoạch tổng doanh thu dự kiến đạt 1.054 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 52,2 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, Công ty đã thực hiện hơn 45% kế hoạch doanh thu và hơn 29% kế hoạch lợi nhuận năm.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

ACB chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 25%

Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) đã thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền và cổ phiếu là ngày 3/6/2024.

Theo đó, ACB sẽ thực hiện trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% (tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng) vào ngày 13/6. Ước tính, ACB cần chi 3.884 tỷ đồng để hoàn tất chi trả cho cổ đông.

Ngoài ra, ACB còn dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới). Tuy nhiên, thời điểm thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu chưa được công bố.

ACB chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 25%- Ảnh 1.

Trích công bố của ACB.

Phiên sáng ngày 23/5, cổ phiếu ACB nổi sóng và Ä‘ang giao dịch ở vùng đỉnh má»›i sát mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, thanh khoản cÅ©ng dẫn đầu rổ bluechip khi có hÆ¡n 15,5 triệu Ä‘Æ¡n vị khá»›p lệnh. Tại thời Ä‘iểm 11h19′, cổ phiếu ACB giao dịch ở mức 29.550 đồng/cổ phiếu.

ACB chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 25%- Ảnh 2.

Ảnh: Vietstock.

ACB báo lãi trước thuế quý I/2024 đạt 4.892 tỷ đồng

Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Ngân hàng ACB ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng nhẹ từ 6.215 tỷ lên hơn 6.721 tỷ đồng, tương ứng tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng từ 627 tỷ lên hơn 745 tỷ đồng. Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán trong quý này tiếp tục tăng đột biến với lãi hơn 196 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng lãi hơn 204 tỷ đồng trong khi cùng kỳ báo lỗ.

Trong kỳ, chi phí hoạt động tăng nhẹ từ 2.507 tỷ lên hơn 2.763 tỷ đồng. Đặc biệt, ACB tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi dành ra đến 512 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ. Kết quả, Ngân hàng lãi trước thuế hơn 4.892 tỷ đồng, giảm 5%.

ACB cho biết, lợi nhuận quý đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ do cùng kỳ năm 2023 có khoản thu nhập bất thường và tăng trích lập dự phòng nợ vay.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản ACB tăng nhẹ 1,2% so với hồi đầu năm, lên hơn 717.297 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 3,6% lên hơn 506.112 tỷ đồng, trong khi tiền gửi khách hàng tăng 2% lên gần 482.703 tỷ đồng.

ACB chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 25%- Ảnh 3.

Phân tích chất lượng nợ cho vay

Tổng nợ xấu tăng 25% so với hồi đầu năm từ 5.887 tỷ lên hơn 7.348 tỷ đồng kéo theo tỷ lệ nợ xấu trong quý tăng từ 1,22% lên 1,47%. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng từ 940 tỷ lên hơn 1.182 tỷ đồng; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng từ 1.048 tỷ lên hơn 1.433 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng từ 3.897 tỷ lên hơn 4.733 tỷ đồng.

Được biết, số dư nợ xấu trong kỳ chưa bao gồm 5.478 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty TNHH Chứng khoán ACB.

Theo báo cáo, tín dụng của ACB đạt 506.000 tỷ đồng, huy động đạt gần 493.000 tỷ đồng. So với đầu năm, mức tăng trưởng lần lượt của tín dụng và huy động là 3,8% và 2,1%, cao hơn mức tăng trưởng của ngành. Trong đó, tỷ lệ CASA ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với 23,7%.

Về kế hoạch kinh doanh 2024, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ, tăng 10%. Tổng tài sản dự kiến tăng lên 805.050 tỷ đồng (tăng 12%); tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 593.779 tỷ đồng (tăng 11%) và dư nợ cho vay khách hàng đạt 555.866 tỷ (tăng 14%), theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Khối ngoại "xả" ròng hơn 1.500 tỷ đồng, VN-Index "bốc hơi" 19 điểm

Giảm dần cuối phiên sáng và lực bán gia tăng mạnh hơn trong phiên chiều đã đẩy chỉ số VN-Index giảm chóng mặt trong chiều nay, có lúc chỉ số rơi xuống ngưỡng 1.250,28 điểm, tương đương mất tới 30 điểm. Dù dòng tiền hồi lại chút đỉnh nhưng không thể trụ được lực bán liên tục xả ra.

Cổ phiếu FPT sau nhiều phiên liên tục thiết lập mức đỉnh mới thì đã có dấu hiệu chốt lời, hôm nay FPT bị xả mạnh từ cả dòng tiền nội lẫn ngoại.

Với hơn 13,3 triệu cổ phiếu giao dịch, phiên hôm nay tiếp tục là phiên giao dịch kỷ lục của FPT, tuy nhiên lại ở phía tiêu cực. Bên bán lấn át với lượng bán chủ động gấp 2 lần phía mua. Lực mua không đủ lớn đẩy cổ phiếu giảm ngay từ khi mở sàn và nằm dưới tham chiếu trong toàn bộ thời gian giao dịch.

Khối ngoại xả ròng FPT mạnh nhất trong hôm nay, với 355 tỷ đồng. Kết quả, FPT giảm 4,07% và trở thành cổ phiếu kéo chỉ số mạnh nhất phiên. Trên thực tế, khối ngoại đã liên tục bán ròng FPT trong 7 phiên gần đây, tuy nhiên lực bán hôm nay quá lớn, gấp 2 lần phiên hôm qua.

Không chỉ bán ròng FPT, sức xả ròng của khối ngoại còn lan rộng ra các mã lớn khác như MWG (-131 tỷ), MBB (-112 tỷ), VHM (101 tỷ)…

Khối ngoại "xả" ròng hơn 1.500 tỷ đồng, VN-Index "bốc hơi" 19 điểm- Ảnh 1.

Diễn biến mua bán ròng của khối ngoại trong 10 phiên gần nhất

Đây là phiên bán ròng mạnh nhất của khối ngoại kể từ phiên 09/05, tuy nhiên trong phiên 09/05, giao dịch bán ròng của khối ngoại chủ yếu diễn ra tại VHM với giao dịch thỏa thuận. Ngoại trừ phiên hôm qua mua ròng nhẹ gần 70 tỷ thì xu hướng bán ròng của khối ngoại đã tăng khá mạnh trong tuần này. Giá trị bán ròng trên HoSE trong tuần qua đã lên đến 4.700 tỷ.

Lực bán lan rộng trên toàn thị trường, tuy nhiên phản ứng chưa quá tiêu cực đến mức bán sàn đồng loạt khi trên sàn HoSE, chỉ có 5 cổ phiếu nằm sàn trong những phút cuối phiên chiều.

Nếu trong phiên sáng, một số mã ngân hàng vẫn còn xanh giá góp phần giữ trụ thì đến chiều, tâm lý bán đã khiến MBB giảm giá, TCB mất thành quả trở về đóng cửa ở mốc tham chiếu, chỉ còn lại ACB và STB. ACB là mã tăng tốt nhất trong VN30 hôm nay khi đi ngược chiều thị trường, tăng 3,51%. Tiếp đến là GVR tăng 2,4%, PLX tăng 1,99% và STB tăng nhẹ 0,7%.

Trong khi đó, có 11/30 mã trong VN30 giảm trên 2%, FPT giảm mạnh nhất, tiếp đến là BCM -3,43%, SSI -3%. Chỉ số VN30 hôm nay mất 1,38%, nhưng 2 nhóm VNMID và VNSML còn giảm mạnh hơn với mức giảm lần lượt là 2,34% và 1,77%, cho thấy lực bán hôm nay ảnh hưởng lớn nhất đến nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa.

Với sự giảm giá mạnh của FPT, nhóm cổ phiếu công nghệ hôm nay giảm giá mạnh nhất thị trường. Tiếp theo là nhóm công nghiệp, bất động sản, hàng tiêu dùng đều có mức giảm đáng kể.

Sau phiên hồi hơn 14 điểm hôm qua thì Vn-Index đã phải quay đầu trong hôm nay. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, VN-Index mất 19,1 điểm, chỉ số lùi về 1.261,93 điểm.

Sàn Hà Nội cũng không khá hơn khi chỉ số mất 2,1%, giảm về 241,72 điểm. Trong đó, PVS giảm 4,15% và SHS giảm 4,12% là 2 mã ghì chỉ số mạnh nhất.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sắp nhận được hơn 74 tỷ đồng cổ tức từ Phân bón Bình Điền (BFC)

CTCP Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) đã thông qua việc chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức đợt cuối năm 2023 bằng tiền.

Cụ thể, Phân bón Bình Điền sẽ chi trả cổ tức đợt cuối năm 2023 với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng. Với gần 57,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Phân bón Bình Điền cần chi 114,3 tỷ đồng để hoàn tất chi trả cho cổ đông.

Theo quyết nghị, ngày đăng ký cuối cùng để hưởng quyền là ngày 14/6/2024. Ngày thực hiện chi trả cổ tức là ngày 28/6/2024.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sắp nhận được hơn 74 tỷ đồng cổ tức từ Phân bón Bình Điền (BFC)- Ảnh 1.

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đang là cổ đông lớn nhất với 65% tỷ lệ sở hữu tại Phân bón Bình Điền.

Trong cơ cấu cổ đông của Công ty tính đến hết quý I/2024, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đang là cổ đông lớn nhất với 65% tỷ lệ sở hữu. Với đợt tạm ứng lần 2, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam ước tính nhận được gần 74,3 tỷ đồng cổ tức.

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, cổ đông Phân bón Bình Điền thống nhất thông qua chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 25%. Trong đó, hồi cuối năm 2023, Phân bón Bình Điền đã tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 5% bằng tiền.

Như vậy, sau khi thanh toán đợt 2, doanh nghiệp sẽ hoàn tất kế hoạch chi trả cổ tức cho cổ đông theo nghị quyết được thông qua tại ĐHĐCĐ.

Trong quý I/2024, Phân bón Bình Điền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.969 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán tăng 33% lên 1.676,8 tỷ đồng. Kết quả, doanh nghiệp báo lãi trước thuế 91,1 tỷ đồng.

Năm 2024, Phân bón Bình Điền đặt mục tiêu sản lượng sản xuất đạt 568.000 tấn; sản lượng tiêu thụ 568.000 tấn. Theo đó, doanh thu mục tiêu 7.137 tỉ đồng, giảm 18% so với kết quả đạt được 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 7%, đạt 210 tỉ đồng. Cổ tức dự kiến ở mức 25%.

Như vậy, tính đến hết quý I/2024, Phân bón Bình Điền hoàn thành 43% kế hoạch năm.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Chủ thương hiệu chăn ga gối Everon chuẩn bị chi 21 tỷ đồng trả cổ tức

Công ty Cổ phần Everpia (HoSE: EVE) vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023.

Cụ thể, ngày 6/6 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Everpia chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 5% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là vào ngày 5/6/2024.

Với gần 42 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Everpia dự chi khoảng 21 tỷ đồng để thực hiện trả cổ tức đợt này. Ngày thanh toán dự kiến là 14/6/2024. Nguồn chi trả sẽ được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và lợi nhuận sau thuế năm 2023.

Chủ thương hiệu chăn ga gối Everon chuẩn bị chi 21 tỷ đồng trả cổ tức- Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Everpia ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 167 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán chăn ga gối đệm và khăn lần lượt tăng 31% và 9%.

Dù doanh thu tăng nhưng các chi phí trong kỳ đều ở mức cao khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của hãng giảm mạnh hơn 70%, chỉ còn hơn 2 tỷ đồng. Do đó, doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm báo lãi sau thuế chỉ ở mức 1,6 tỷ đồng.

Theo giải trình, ban lãnh đạo Công ty cho biết: việc triển khai các chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm dịp Tết Nguyên đán và thực hiện tăng lương cơ bản tối thiểu 7% theo quy định đã khiến tỷ trọng chi phí giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Đây là nguyên nhân khiến lợi nhuận quý I giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Bước sang năm 2024, Everpia lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến đạt 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 60 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I, Công ty mới đạt được hơn 16% kế hoạch doanh thu và gần 3% kế hoạch lợi nhuận.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch đầu giờ chiều ngày 20/5, giá cổ phiếu EVE tăng 0,35% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 14.200 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

VNDirect chuẩn bị tăng vốn điều lệ lên hơn 15.000 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) chuẩn bị phát hành hơn 300 triệu cổ phiếu, tương ứng sẽ tăng vốn điều lệ từ 12.178 tỷ lên gần 15.223 tỷ đồng, vượt qua SSI để đứng đầu ngành về quy mô vốn ở thời điểm hiện tại.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, thời gian thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận.

Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận, Công ty thông báo ngày 30/5 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để công ty chốt danh sách cổ đông để thực hiện các quyền. Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là ngày 29/5/2024.

Theo kế hoạch, VNDirect dự kiến chào bán hơn 243,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5:1 (tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 5 cổ phiếu sẽ có quyền mua 1 cổ phiếu mới). Giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, Công ty dự kiến huy động khoảng 2.437 tỷ đồng. Thời gian đăng ký và nộp tiền mua cổ phần từ 6/6 đến 3/7.

VNDirect chuẩn bị tăng vốn điều lệ lên hơn 15.000 tỷ đồng- Ảnh 1.

Kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán

Với số tiền huy động trên, VNDirect dự kiến sẽ sử dụng 40% số tiền bổ sung cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, 20% để đầu tư vào giấy tờ có giá, 20% bảo lãnh phát hành chứng khoán và 20% dành cho hoạt động phát hành & phân phối chứng quyền.

Ngoài ra, VNDirect cũng sẽ thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, tương ứng sẽ phát hành gần 61 triệu cổ phiếu mới. Nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong Báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán năm 2022.

NhÆ° vậy, tổng số cổ phiếu dá»± kiến phát hành qua 2 phÆ°Æ¡ng án trên là 304,5 triệu cổ phiếu. 

Nếu phát hành thành công, VNDirect sẽ tăng vốn điều lệ từ 12.178 tỷ lên gần 15.223 tỷ đồng, có thể vượt qua SSI để đứng đầu ngành về quy mô vốn ở thời điểm hiện tại.

Theo cơ cấu cổ đông hiện nay, Tập đoàn Đầu tư I.P.A là nhà đầu tư lớn nhất nắm giữ 25,8% vốn VNDirect. Ngoài ra, chủ tịch HĐQT Phạm Minh Hương cũng có sở hữu trực tiếp 2,95% cổ phần công ty.

Ngoài 2 phương án trên, trong ĐHĐCĐ thường niên 2023 của VNDirect còn thông qua kế hoạch chào bán riêng lẻ gần 244 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, lên kế hoạch chào bán hơn 24 triệu cổ phiếu ESOP và phát hành hơn 12 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động .

Nếu hoàn tất toàn bộ các kế hoạch đã thông qua trong ĐHĐCĐ 2023 trên thì công ty dự kiến sẽ phát hành thêm tổng cộng gần 585 triệu cổ phiếu mới, nâng vốn điều lệ lên trên 18.000 tỷ đồng.

Hiện tại, VNDirect vẫn chưa tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Công ty mới chỉ chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội vào ngày 16/5 vừa qua. Thời gian và nội dung cuộc họp hiện vẫn chưa được công bố.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 20/5, giá cổ phiếu VND tăng 0,68% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 22.100 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Tập đoàn Sao Mai (ASM) muốn nâng vốn lên hơn 3.700 tỷ đồng thông qua trả cổ tức

Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) công bố nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2022 và 2023.

Cụ thể, Tập đoàn Sao Mai dự kiến phát hành hơn 33,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ là 10% (tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu cũ sẽ được 10 cổ phiếu mới).

Sau khi phát hành thành công, Tập đoàn Sao Mai sẽ nâng vốn điều lệ từ 3.365 tỷ đồng lên gần 3.702 tỷ đồng. Thời gian thực hiện khi có văn bản chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Tính đến hết quý I/2024, về cÆ¡ cấu cổ đông, ông Lê Thanh Thuấn Ä‘ang là cổ đông lá»›n nhất (chiếm 19,31% vốn Ä‘iều lệ); tiếp theo là ông Lê Tuấn Anh – Tổng giám đốc cÅ©ng là con ruá»™t của ông Lê Thanh Thuấn (chiếm 11,26% vốn Ä‘iều lệ). Quỹ Pyn Elite là cổ đông lá»›n thứ ba, vượt các thành viên khác trong gia đình ông Thuấn.

Ở một diễn biến khác, ngày 25/4 vừa qua, quỹ ngoại Pyn Elite Fund (Phần Lan) tiếp tục mua vào 1,9 triệu cổ phiếu ASM, qua đó nâng sở hữu tại Tập đoàn Sao Mai từ 10,44% (35,1 triệu cổ phiếu) lên 11,01% (37,05 triệu cổ phiếu). Pyn Elite Fund bắt đầu trở thành cổ đông lớn tại Sao Mai kể từ tháng 1/2024 và liên tục gia tăng sở hữu sau đó.

Tập Ä‘oàn Sao Mai đạt hÆ¡n 10% mục tiêu lợi nhuận năm 

Hết quý I/2024, Tập đoàn Sao Mai ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.552,2 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, doanh thu thức ăn cá của Tập Ä‘oàn Sao Mai đóng góp 33%, tÆ°Æ¡ng ứng 831 tá»· đồng vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm 32% so vá»›i cùng kỳ năm trÆ°á»›c. Doanh thu thÆ°Æ¡ng mại tăng 9% lên 798,5 tá»· đồng; doanh thu cá xuất khẩu giảm 21% còn 657 tá»· đồng…

Lợi nhuận trước thuế đạt 84,9 tỷ đồng, lãi sau thuế 75,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 11% và 12% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2024, Tập đoàn Sao Mai đặt mục tiêu tổng lợi nhuận sau thuế 800 tỷ đồng. Như vậy, hết quý I, Tập đoàn Sao Mai đạt 11% kế hoạch năm.

Tổng tài sản của ASM tại thời điểm 30/3 đạt 20.294 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trữ tiền ở mức 1.810 tỷ đồng, giảm 23% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 13,4% lên 4.687,4 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng ở mức hơn 2.000 tỷ đồng, trả trước cho người bán ngắn hạn 2.345 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả của ASM hiện là 12.386 tỷ đồng. Tổng nợ vay ở mức gần 10.700 tỷ đồng (chiếm gần 53% tổng tài sản) trong đó vay nợ ngắn hạn ở mức 6.336 tỷ đồng, vay nợ dài hạn 4.359 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lên 7.908 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/5, giá cổ phiếu ASM tăng 1,3% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 11.700 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Savimex (SAV) chốt ngày chi 10 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023 bằng tiền

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HoSE: SAV) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023.

Theo đó, ngày 31/5 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Savimex chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng).

Với hơn 21,56 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Savimex dự kiến chi khoảng hơn 10 tỷ đồng để thực hiện thanh toán cổ tức đợt này cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến vào 15/7/2024.

Tính đến thời điểm hiện tại, cổ đông lớn nhất của Savimex là E-Land Asia Holding (Singapore) (sở hữu 47,63% vốn SAV) ước tính sẽ nhận hơn 5 tỷ đồng sau thương vụ này.

Cũng tại ngày 31/5, ngoài chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức thì Savimex cũng thực hiện chốt danh sách để thực hiện việc phát hành cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện là 15% mệnh giá (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu cũ sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới). Savimex sẽ dùng toàn bộ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu để phát hành thêm khoảng 3,2 triệu cổ phiếu mới, qua đó nâng vốn cổ phần lên gần 25,2 triệu cổ phiếu.

Savimex (SAV) chốt ngày chi 10 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023 bằng tiền- Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Savimex ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 215,9 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu đạt hơn 202 tỷ đồng, chiếm 94% tổng doanh thu. Savimex báo lợi nhuận trước thuế đạt hơn 9,5 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7,6 tỷ đồng, tăng trưởng 25%.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Savimex đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 868 tỷ đồng, tăng trưởng 110% so với thực hiện năm 2023 và lợi nhuận trước thuế đạt 35 tỷ đồng, tăng trưởng 444% so với thực hiện năm 2023.

Như vậy, với kết quả kinh doanh trên, Savimex đã thực hiện gần 25% kế hoạch doanh thu năm và hơn 27% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/5, giá cổ phiếu SAV tăng 1% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 15.200 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Thị giá lập đỉnh kỷ lục, Bột Giặt Lix chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 100%

Công ty Cổ phần Bá»™t Giặt Lix – Lixco (HoSE: LIX) vừa công bố Nghị quyết Há»™i đồng quản trị triển khai phÆ°Æ¡ng án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (thưởng cổ phiếu).

Cụ thể, Bột Giặt Lix dự kiến phát hành 32,4 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông theo tỷ lệ 100%. Tương ứng mỗi cổ đông sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới phát hành tương ứng với mỗi cổ phiếu hiện tại mà họ sở hữu. Nguồn vốn cho việc này sẽ được lấy từ quỹ đầu tư phát triển được ghi nhận trong Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023.

Dự kiến sau khi hoàn tất đợt phát hành, Lixco sẽ tăng vốn điều lệ gấp đôi lên 648 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá LIX đang trong đà tăng tốt, từ đầu năm 2024 LIX tăng gần 38%, tại phiên giao dịch sáng ngày 14/5, giá cổ phiếu hiện đang ở mức 72.700 đồng/cổ phiếu, vượt vùng đỉnh lịch sử 72.400 đồng/cp vừa thiết lập hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Cần nói rằng dù thị giá bứt tốc về đỉnh nhưng giao dịch cổ phiếu LIX không quá sôi động, thanh khoản hầu hết dưới 10.000 cổ phiếu/phiên. Điều này do cơ cấu cổ đông LIX khá cô đặc khi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nắm 51% vốn tương ứng 16,5 triệu cổ phiếu.

Không chỉ thưởng cổ phiếu cho cổ đông, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LIX cũng đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2023 theo tỷ lệ 30% bằng tiền mặt, tương ứng hơn 97 tỷ đồng. Hồi đầu năm công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 10%, như vậy cổ đông LIX trong thời gian tới cũng sẽ chuẩn bị bỏ túi thêm mức cổ tức 20% còn lại.

Năm 2024, công ty dá»± kiến chi trả cổ tức theo tá»· lệ 15% – tiếp tục duy trì truyền thống trả cổ tức đều đặn. Xuyên suốt từ khi niêm yết năm 2009 tá»›i nay, chÆ°a năm nào công ty quên trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, tá»· lệ chủ yếu dao Ä‘á»™ng từ 30-40%.

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Bột Giặt Lix ghi nhận doanh thu thuần đạt 729,5 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. LNTT và LNST lần lượt đạt 55 tỷ và 44 tỷ đồng, gần như đi ngang so với quý I/2023.

Trong năm 2024, LIX lên kế hoạch doanh thu 2.872 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 240 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 3% giảm 2%. Như vậy, với kết quả trên, Công ty đã thực hiện hơn 25% kế hoạch doanh thu và gần 23% kế hoạch lợi nhuận năm.

Thị giá lập đỉnh kỷ lục, Bột Giặt Lix chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 100%- Ảnh 1.

Kế hoạch kinh doanh quý II

Bước sang quý II/2024, Công ty lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần dự kiến đạt 724 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý I năm nay và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 60 tỷ đồng.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Thêm một "ông lớn" ngân hàng tư nhân chuẩn bị chi hơn 7.900 tỷ đồng trả cổ tức 2023

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – HoSE: VPB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng để thá»±c hiện trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt.

Theo đó, ngày 23/5 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để VPBank chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/5/2024.

Tổng số lợi nhuận dự kiến được sử dụng để chia cổ tức là hơn 7.900 tỷ đồng. Đây là năm thứ hai liên tiếp VPBank thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt sau khi ngân hàng đã hoàn tất các kế hoạch tăng vốn. Ngày thực hiện thanh toán là vào ngày 31/5/2024.

Cùng vá»›i VPBank, có 2 “ông lá»›n” ngân hàng tÆ° nhân khác cÅ©ng chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt trong tuần tá»›i là MBBank và Techcombank.

Theo đó, tại MBBank, ngày chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% là 24/5 (tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5). Thời gian thực hiện chi trả cổ tức là ngày 14/6.

Còn tại Techcombank, trong tuần qua cũng đã thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt là 22/5/2024 (ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/5). Tỷ lệ thực hiện là 15%, tức 1 cổ phiếu nhận 1.500 đồng. Số tiền dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 5.283 tỷ đồng. Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền mặt là 5/6/2024.

Ngoài 3 ngân hàng kể trên, năm 2024 còn có 7 ngân hàng khác sẽ triển khai trả cổ tức tiền mặt trong năm nay là TPBank, MSB, VIB, ACB, HDBank, Eximbank và SHB.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

MBBank chuẩn bị chi hơn 2.600 tỷ đồng trả cổ tức lần 1 cho cổ đông

Ngân hàng ThÆ°Æ¡ng mại Cổ phần Quân Đội (MBBank – HoSE: MBB) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chót danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt.

Theo đó, ngày 24/5 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để MBBank chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 5% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/5/2024.

Ngày thanh toán dự kiến sẽ vào ngày 14/6/2024.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua, MBBank thông qua phương án trả cổ tức năm với tổng tỷ lệ 20%. Trong đó, Ngân hàng này sẽ dành 2.653 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 5% và 7.959 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%.

Ngoài kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu, Hội đồng quản trị MBBank cũng dự kiến phát hành riêng lẻ thêm 62 triệu cổ phiếu, tương đương mức tăng vốn điều lệ là 620 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là từ năm 2024 đến quý II/2025.

Sau khi hoàn thành việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu riêng lẻ thì vốn điều lệ của MBBank dự kiến sẽ tăng lên 61.643 tỷ đồng.

Nợ xấu tăng vọt, MBBank báo lợi nhuận quý I “rơi” 11%

Trong 3 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần – bức tranh thu nhập lõi của MB đạt 9.062 tá»· đồng, giảm 11% so vá»›i cùng kỳ.

Các nguồn thu ngoài lãi của MB trong quý đầu năm đều ghi nhận tăng trưởng mạnh. Theo đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 37%, đạt 945 tỷ đồng nhờ thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tăng trưởng 48%. Hoạt động ngoại hối tăng 24%, đạt 462 tỷ đồng và lãi từ Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánđầu tư tăng 61%, đạt 217 tỷ đồng trong quý I/2024.

Đáng chú ý, nguồn thu từ hoạt động mua bán Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánkinh doanh tăng mạnh trong quý I/2024, mang về cho MB gần 1.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, MB chỉ thu được 37 tỷ từ hoạt động này.

Trong kỳ, chi phí dự phòng tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm 2023, lên 2.707 tỷ đồng. Điều này khiến, lợi nhuận trước thuế giảm 11%, còn 5.795 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý I/2024, tổng tài sản của Ngân hàng Quân đội đạt 900.647 tỷ đồng, giảm 4,7% so với đầu năm, chủ yếu do số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và số dư Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánkinh doanh, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánđầu tư giảm. Cho vay khách hàng tăng 0,7%, lên 615.317 tỷ đồng.

MBBank chuẩn bị chi hơn 2.600 tỷ đồng trả cổ tức lần 1 cho cổ đông- Ảnh 1.

Phân tích chất lượng nợ cho vay

Số dư nợ xấu tăng 56% so với thời điểm đầu năm, lên 15.294 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng hơn gấp đôi, từ 2.889 tỷ đồng vào đầu năm lên 6.048 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,6% lên 2,49%.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 13/5, giá cổ phiếu MBB tăng 1,11% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 22.850 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Cao su Đà Nẵng (DRC) sắp chi hơn 83 tỷ đồng trả nốt cổ tức năm 2023

Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện trả nốt cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt.

Cụ thể, ngày 11/6 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Cao su Đà Nẵng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 700 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/6/2024.

Với gần 119 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Cao su Đà Nẵng ước tính cần chi hơn 83 tỷ đồng để thực hiện trả cổ tức đợt này. Ngày thanh toán dự kiến vào ngày 28/6/2024.

Về cơ cấu cổ đông, tính đến ngày 31/3/2024, ậTp đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang là công ty mẹ của Cao su Đà Nẵng với mức sở hữu 50,51%. Như vậy, sau đợt thanh toán cổ tức này, Vinachem ước tính sẽ thu về khoảng 42 tỷ đồng từ phi vụ này.

Trước đó, ngày 12/1, Cao su Đà Nẵng đã thực hiện thanh toán cổ tức đợt 1/2024 với tỷ lệ 5%. Sau đợt trả cổ tức lần 2 này, Công ty đã hoàn thành xong phương án trả cổ tức năm 2023 với tổng tỷ lệ 12% đã thông qua trong ĐHĐCĐ thường niên vừa qua.

Thu mỗi ngày 11,1 tỷ đồng, Cao su Đà Nẵng báo lãi tăng 93%

Cao su Đà Nẵng (DRC) sắp chi hơn 83 tỷ đồng trả nốt cổ tức năm 2023- Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1

Nhìn lại kết quả kinh doanh quý I/2024, Cao su Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt hơn 1.003 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng từ 115 tỷ lên hơn 161 tỷ đồng kéo theo biên lợi nhuận gộp trong quý cải thiện từ 10,3% lên 16,3%.

Trong kỳ, chi phí bán hàng tăng 30% lên hơn 87 tỷ đồng và chi phí quản lý tăng 24% lên hơn 18 tỷ đồng. Kêt quả, Cao su Đà Nẵng báo lãi trước và sau thuế lần lượt hơn 58 và 49 tỷ đồng, tương ứng tăng 100% và 93% so với cùng kỳ.

Theo giải trình, ban lãnh đạo Công ty cho biết: lợi nhuận trong kỳ tăng mạnh chủ yếu là do giá nguyên vật liệu đầu vào đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tỷ giá ngoại tệ tăng cũng có lợi cho hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.

Trong năm 2024, Cao su Đà Nẵng đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.151 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 7%, còn 228 tỷ đồng. Như vậy, sau quý I/2024, công ty hoàn thành được 19,4% mục tiêu doanh thu và 21,5% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Bước sang quý II, Công ty lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần đạt 1.347 tỷ đồng và lãi trước thuế 79 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Cao su Đà Nẵng đạt 3.395 tỷ đồng, tương đương với thời điểm đầu năm. Trong đó, chỉ tiêu có biến động mạnh nhất là tiền và tương đương tương tiền với mức giảm 35,4%, còn 236,8 tỷ đồng. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 17%, lên mức 534,5 tỷ đồng.

Tổng nợ vay của Cao su Đà Nẵng tăng 12%, lên gần 663 tỷ đồng, tương ứng 20% tổng nguồn vốn. Gần như toàn bộ nợ vay của DRC là ngắn hạn.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Con gái bầu Đức chi 20 tỷ đồng mua vào 2 triệu cổ phiếu HAG

Ngày 9/5, bà Đoàn Hoàng Anh – con gái Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức đã đăng ký mua khá»›p lệnh 2 triệu cổ phiếu HAG. Giao dịch giá trị khoảng 20 tá»· đồng tính theo phiên .

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; HoSE: HAG) đã có báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan đến người nội bộ là bà Đoàn Hoàng Anh- con gái Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức.

Trước khi thực hiện giao dịch, bà Đoàn Hoàng Anh sở hữu 9 triệu cổ phiếu HAG, tương ứng tỷ lệ sở hữu 0,85%.

Sau khi mua thành công 2 triệu cổ phiếu HAG, số lượng cổ phiếu mà bà Hoàng Anh nắm giữ tăng lên 11 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 1,04%. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn với tổng giá trị giao dịch là 20 tỷ đồng

Trên thị trường chứng khoán, kể từ đầu tháng 5/2024 đến nay, cổ phiếu HAG giao dịch trong vùng 12.250 -13.350 đồng/cổ phiếu.

Hoàng Anh Gia Lai trình kế hoạch lãi giảm 26%

Hôm nay (10/5), HAGL đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 tại TP.HCM. Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, HĐQT HAGL trình cổ đông thông qua mục tiêu doanh thu thuần 7.750 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.320 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và giảm 26% so với thực hiện năm 2023.

Con gái bầu Đức chi 20 tỷ đồng mua vào 2 triệu cổ phiếu HAG- Ảnh 1.

Trích tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của HAGL.

Trong đó, doanh thu cây ăn trái mục tiêu 5.540 tỷ đồng, heo ăn chuối 1.550 tỷ đồng và sản phẩm, hàng hóa 660 tỷ đồng, lần lượt đóng góp 71%, 20% và 9% cơ cấu tổng doanh thu.

Về kế hoạch đầu tư năm 2024, HAGL đề xuất trồng thêm 2.000ha chuối, nâng tổng diện tích lên 9.000ha chuối và trồng thêm 500ha sầu riêng, nâng tổng diện tích lên 2.000ha. Đáng chú ý, HAGL không đề cập đến vấn đề mở rộng nuôi heo. Bên cạnh đó, HĐQT trình cổ đông kế hoạch không chi cổ tức năm 2023 và năm 2024.

Ngoài ra, ngày 7/5/2024, HAGL nhận được đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Nguyễn Chí Thắng và từ nhiệm thành viên Ban Kiểm soát của ông Lê Hồng Phong. Theo đó, HĐQT trình cổ đông xem xét thông qua miễn nhiệm chức danh của 2 lãnh đạo cấp cao này từ ngày 10/5/2024.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Hoà Phát (HPG) chuẩn bị phát hành nửa tỷ cổ phiếu thưởng cho cổ đông

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HoSE: HPG) vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Hoà Phát muốn nâng vốn điều lệ lên gần 64.000 tỷ đồng

Cụ thể, ngày 24/5 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Hòa Phát chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng. Hòa Phát sẽ phát hành thêm gần 581,5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ phát hành là 10% (tương ứng cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu cũ sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới).

Nguồn vốn phát hành từ thặng dư vốn cổ phần (hơn 3.211 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (hơn 2.603 tỷ đồng).

Dự kiến sau khi phát hành, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng từ 58.147,8 tỷ đồng lên mức 63.960 tỷ đồng, tương ứng gần 6,4 tỷ cổ phiếu lưu hành.

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt hơn 30.852 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.869 tỷ đồng, gấp 7,5 lần cùng kỳ 2023. Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, Hòa Phát đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu toàn tập đoàn đạt 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, Công ty đã thực hiện 22% kế hoạch doanh thu và hơn 28% kế hoạch lợi nhuận năm.

Cũng trong ĐHĐCĐ, Hòa Phát thông qua phương án phân phối lợi nhuận là với 6.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2023, Công ty sẽ thực hiện trích 408 tỷ đồng vào các quỹ và không chia cổ tức bằng tiền mặt. Lợi nhuận sau trích lập còn lại 6.392 tỷ đồng.

Về hoạt động sản xuất, lũy kế 4 tháng đầu năm,sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép HRC, phôi thép đạt 2,65 triệu tấn. Trong đó, Hòa Phát đã xuất khẩu 952.000 tấn thép, bao gồm thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép HRC và phôi thép. Việc xuất khẩu hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm trong thời điểm thị trường trong nước chưa thực sự khởi sắc, đồng thời đa dạng hóa kênh bán hàng.

Với công suất hiện tại 8,5 triệu tấn thép thô/năm, Tập đoàn Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, Hòa Phát giữ thị phần số 1 về thép xây dựng, ống thép và nằm trong Top 5 nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam.

Tập đoàn đang dồn lực triển khai xây dựng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, quy mô 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm. Dự kiến khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát sẽ đạt trên 14 triệu tấn/năm, tương đương Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/5, giá cổ phiếu HPG hiện đang đứng ở mức tham chiếu 30.450 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Chứng khoán SHS trình kế hoạch tăng vốn lên hơn 17.000 tỷ đồng

CTCP Chứng khoán | tổng hợp tin tức má»›i nhất về thị trường chứng khoánSài Gòn – Hà Ná»™i (Chứng khoán | tổng hợp tin tức má»›i nhất về thị trường chứng khoánSHS, HNX: SHS) đã cập nhật tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Theo thÆ° mời, Đại há»™i sẽ được tổ chức ngày 15/5/2024 tại TP. Hà Ná»™i.

Tại tờ trình, HĐQT Chứng khoán | tổng hợp tin tức má»›i nhất về thị trường chứng khoánSHS trình cổ đông thông qua kế hoạch dá»± kiến phát hành 899,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn Ä‘iều lệ. 

Trong đó, phát hành 40,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023; phát hành 40,6 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cổ phần; chào bán thêm 813,1 triệu cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và 5 triệu cổ phiếu ESOP.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS trình kế hoạch tăng vốn lên hơn 17.000 tỷ đồng- Ảnh 1.

Trích tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS.

Về phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS dự kiến phát hành 40,6 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 5%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 5 cổ phiếu thưởng. Nguồn vốn thực hiện từ nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2023. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 406,6 tỷ đồng.

HĐQT cho biết, trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển mạnh mẽ, việc tăng vốn điều lệ không chỉ là một bước đi chiến lược mà còn là một động thái cần thiết để tận dụng cơ hội và thúc đẩy sự tăng trưởng.

Theo đó, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS cần bổ sung thêm nguồn lực nhằm tăng vốn kinh doanh, mở rộng quy mô cho vay margin, kinh doanh vốn và hoạt động đầu tư trong bối cảnh thị trường khởi sắc.

Sau khi hoàn tất việc phát hành, số vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Về phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS dự kiến phát hành 40,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị phát hành theo mệnh giá là 406,6 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành dự kiến cũng là 5%. Nguồn vốn thực hiện là Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần lũy kế đến ngày 31/12/2023.

Với phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS dự kiến chào bán 813,1 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ chào bán là 100%, tương ứng cổ đông hiện hữu sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được mua 1 cổ phiếu mới.

Căn cứ nhu cầu huy động, đồng thời để tăng hiệu quả huy động vốn, HĐQT đề xuất giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu (bằng 53% giá cổ phiếu SHS chốt phiên giao dịch ngày 9/5 là 18.800 đồng/cp).

Theo phương án trình cổ đông, số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể: 40% sử dụng cho hoạt động cho vay margin, ứng trước và 60% cho hoạt động đầu tư chứng khoán.

Cuối cùng, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS đề xuất kế hoạch phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP với giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu. Người lao động không được chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu ESOP cho người khác. Theo phương án trình cổ đông, số tiền thu được từ đợt chào bán cũng sẽ được bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty.

Hiện, vốn Ä‘iều lệ của Chứng khoán | tổng hợp tin tức má»›i nhất về thị trường chứng khoánSHS là 8.141,5 tá»· đồng. Nếu phát hành thành công 899,5 triệu cổ phiếu theo kế hoạch dá»± kiến, vốn Ä‘iều lệ của Chứng khoán | tổng hợp tin tức má»›i nhất về thị trường chứng khoánSHS sẽ tăng thêm tối Ä‘a 8.994,7 tá»· đồng, nâng vốn Ä‘iều lệ của doanh nghiệp lên 17.126,3 tá»· đồng. 

Thời gian thá»±c hiện dá»± kiến trong năm 2024 – 2025 và/hoặc sau khi báo cáo được sá»± chấp thuận của các cÆ¡ quan quản lý Nhà nÆ°á»›c liên quan.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS báo lãi quý I/2024 gấp gần 8 lần cùng kỳ

Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS ghi nhận doanh thu hoạt động giảm gần 17% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 565 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) giảm hơn 26%, từ 501 tỷ xuống còn hơn 368 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong quý I không ghi nhận lãi từ đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) trong khi cùng kỳ mang về 6,3 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lãi từ cho vay và phải thu ghi nhận tăng 6,5% lên hơn 120 tỷ đồng. Doanh thu lưu ký Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánvà doanh thu tư vấn tài chính biến động nhẹ.

Trong kỳ, chi phí hoạt động được tiết giảm mạnh, từ hơn 573 tỷ xuống còn hơn 74 tỷ đồng. Chi phí tài chính cũng giảm gần nửa từ 22 tỷ xuống còn 11,4 tỷ đồng. Chi phí quản lý công ty Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoántăng nhẹ, từ 32 tỷ lên hơn 35 tỷ đồng. Kết quả, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS báo lãi trước thuế đạt gần 444 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt hơn 356 tỷ đồng, đều gấp gần 8 lần mức lãi cùng kỳ.

Năm 2024, SHS đặt mục tiêu tổng doanh thu và thu nhập khác đạt 1.844 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.035 tỷ đồng. Như vậy với kết quả trên, Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánSHS đã thực hiện gần 43% kế hoạch lợi nhuận năm.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Dabaco (DBC) muốn huy động 1.330 tỷ đồng để đầu tư vào công ty con

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).

Về phương án phát hành ESOP, Dabaco dự kiến chào bán 12 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,96% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 12 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Thời gian triển khai trong năm 2024, ngay sau khi có chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánNhà nước.

Đồng thời, Dabaco sẽ chào bán 80,67 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu (tỷ lệ 3:1) để huy động hơn 1.210 tỷ đồng. Việc huy động này nhằm bổ sung vốn vào hoạt động kinh doanh của công ty. Cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu không bị hạn chế chuyển nhượng.

Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024, sau khi được Uỷ ban Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánNhà nước chấp thuận.

Dabaco (DBC) muốn huy động 1.330 tỷ đồng để đầu tư vào công ty con- Ảnh 1.

Số tiền thu được từ các đợt chào bán

Dabaco (DBC) muốn huy động 1.330 tỷ đồng để đầu tư vào công ty con- Ảnh 2.

Dự kiến sử dụng số tiền huy động vốn

Như vậy, Dabaco dự kiến sẽ huy động được hơn 1.330 tỷ đồng từ 2 phương án phát hành trên. Số tiền được dùng để đầu tư vào Công ty TNHH Dầu thực vật Dabaco để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành Dabaco.

Cụ thể, Dabaco dự kiến sẽ dùng hơn 794,7 tỷ đồng để đầu tư/thanh toán tiền mua thiết bị và tài sản cố định cho Dự án trên. Còn lại gần 535,3 tỷ đồng, Công ty sẽ đầu tư vốn lưu động ban đầu để vận hành dự án. Thời gian dự kiến sử dụng vốn sẽ từ quý IV/2024 đến quý IV/2025.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 8/5, giá cổ phiếu DBC giảm 0,85% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 29.300 đồng/cổ phiếu. Như vậy, ước tính giá chào bán cho cổ đông hiện hữu đang thấp hơn tới 1/3 lần so với giá thị trường.

Trong quý I/2024, Dabaco ghi nhận doanh thu đạt 3.252,59 tỷ đồng, tăng 40,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 72,61 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 320,7 tỷ đồng.

Trong năm 2024, Dabaco lên kế hoạch doanh thu 25.380 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 729,8 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2024, Dabaco Việt Nam đã hoàn thành 9,9% so với kế hoạch lãi 729,8 tỷ đồng trong năm 2024.

Theo giải trình, Dabaco cho biết thêm trong quý I/2024 giá thịt heo cũng tăng dần trở lại do nguồn cung giảm vì dịch bệnh, do đó kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty chăn nuôi thuộc Dabaco Việt Nam có sự tăng trưởng hơn so với cùng kỳ.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Vinasun (VNS) chuẩn bị chi gần 102 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024

Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun ;HoSE: VNS) vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền mặt.

Cụ thể, ngày 16/5 tới đây, Vinasun sẽ chốt quyền chi tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 15% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 1.500 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/5/2024.

Với hơn 67,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vinasun dự kiến chi gần 102 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Ngày thanh toán dự kiến sẽ vào 25/5.

Trong cơ cấu cổ đông VNS hiện tại, ông Đặng Phước Thành, cựu Chủ tịch HĐQT VNS sở hữu hơn 16,9 triệu cổ phiếu, chiếm 24,92% vốn sẽ nhận về hơn 25,3 tỷ đồng cổ tức từ VNS; quỹ ngoại Tael Two Partners Ltd sở hữu gần 12,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 18,1% sẽ nhận về khoảng 18,4 tỷ đồng.

Trong năm 2024, Vinasun đã thông qua kế hoạch trả cổ tức năm với tỷ lệ 15%. Như vậy, sau đợt tạm ứng cổ tức này, Công ty đã hoàn thành xong phương án cổ tức năm.

Lợi nhuận Vinasun giảm hơn phân nửa trong quý đầu năm

Vinasun (VNS) chuẩn bị chi gần 102 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024- Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Vinasun ghi nhận doanh thu thuần đạt 278,6 tỷ đồng, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động vận tải hành khách bằng taxi đóng góp 230 tỷ đồng doanh thu, còn lại là vận tải theo hợp đồng và cung cấp dịch vụ. Lợi nhuận gộp giảm từ 75,1 tỷ xuống 54,7 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận gộp giảm về còn 19,6%.

Chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Vinasun trong giai đoạn đầu năm đều nhích nhẹ so với cùng kỳ. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế của Vinasun chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 22 tỷ đồng. Đây là mức lãi thấp nhất của công ty trong 8 quý gần nhất, đồng thời nối dài mạch giảm quý thứ 6 liên tiếp.

Giải trình về kết quả kinh doanh, Vinasun cho biết, trong quý I/2024, một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm là do Công ty vẫn tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thêm cho đội ngũ lái xe và đối tác.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 vào tháng 4 vừa qua, Vinasun đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu tổng doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với năm trước; lãi sau thuế gần 81 tỷ đồng, giảm gần 47%. Như vậy, VNS đã hoàn thành 27% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Vinasun đạt 1.629 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 1.653 tỷ đồng hồi đầu kỳ. Nợ phải trả của công ty cũng giảm nhẹ từ 485 tỷ đồng xuống 439 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/5, giá cổ phiếu VNS hiện đang đứng ở mức tham chiếu 13.000 đồng/cổ phiếu.

Cũng trong đại hội, nhiều cổ đông chất vấn ban lãnh đạo Vinasun về việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của hãng taxi Xanh SM. Theo đó, ban lãnh đạo công ty thừa nhận thị phần của công ty bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản là sự suy giảm sức cầu của người dùng và sự cạnh tranh của các hãng taxi trong ngành. Để vượt qua khó khăn và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, Vinasun dự kiến năm nay sẽ đầu tư 700 chiếc taxi hybrid (với tổng mức đầu tư khoảng 630-650 tỷ đồng), nếu thuận lợi có thể tăng lên 1.000 xe. Công ty tính toán dòng xe hybrid có thể giảm tới 50% chi phí nhiêm liệu so với xe xăng.

Vì lường trước những yếu tố bất lợi kể trên cộng thêm việc lợi nhuận cũng bị tác động bởi các chính sách hỗ trợ anh em lái xe và điều chỉnh giá cước, tỷ lệ chia doanh thu của các xe tự doanh, xe hợp tác với cá nhân và xe thương quyền, Vinasun đặt mục tiêu kinh doanh 2024 tương đối thận trọng.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Lãi quý I giảm mạnh, Hoá chất Cơ bản Miền Nam (CSV) vẫn muốn thưởng cổ phiếu tỷ lệ "khủng"

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam (HoSE: CSV) vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, Hoá chất Cơ bản Miền Nam (CSV) dự kiến sẽ phát hành thêm 66,3 triệu cổ phiếu thường với tỷ lệ 150%, tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ có 01 quyền, cứ 100 quyền sẽ nhận thêm 150 cổ phiếu mới phát hành.

Tổng giá trị dự kiến phát hành tối đa theo mệnh giá là 663 tỷ đồng. Sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của Công ty sẽ tăng từ 442 tỷ đồng lên 1.105 tỷ đồng. Mục đích phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động của Công ty.

Nguồn vốn phát hành từ thặng dư vốn cổ phần và giá trị quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được xác định tại ngày 31/12/2023 căn cứ theo báo cáo tài chính riêng năm 2023 đã được kiểm toán lần lượt hơn 9,5 tỷ đồng và 11,95 tỷ đồng, cùng giá trị quỹ đầu tư phát triển hơn 651 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện sau khi được Uỷ ban Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánthông báo nhận đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành, dự kiến thực hiện quý II/2024.

Hoá chất Cơ bản Miền Nam (CSV) báo lãi quý I giảm gần 30%

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, CSV ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 351,2 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp trong quý giảm từ 120,5 tỷ xuống còn hơn 96 tỷ đồng kéo theo biên lợi nhuận gộp trong quý sụt giảm từ 30,8% xuống còn 27,4%.

Lãi quý I giảm mạnh, Hoá chất Cơ bản Miền Nam (CSV) vẫn muốn thưởng cổ phiếu tỷ lệ "khủng"- Ảnh 1.

Tóm tắt báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024

Trong kỳ, doanh thu hoạt Ä‘á»™ng tài chính giảm từ 8 tá»· xuống còn hÆ¡n  6,7 tá»· đồng. Chi phí tài chính được tiết giảm tá»›i 3,4 lần, từ 1,7 tá»· xuống còn hÆ¡n 577 triệu đồng (trong đó chi phí lãi vay có hÆ¡n 574 triệu đồng). Chi phí bán hàng tăng từ 19,4 tá»· lên hÆ¡n 21,4 tá»· đồng nhÆ°ng chi phí quản lý doanh nghiệp gần nhÆ° Ä‘i ngang, ở mức 18,2 tá»· đồng.

Cuối cùng, CSV báo lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 62,2 tỷ và 49,7 tỷ đồng; giảm 30,2% và 29,9% so với quý I/2023.

Trong năm 2024, Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến đạt 1.640 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 261 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, Công ty đã thực hiện hơn 21% kế hoạch doanh thu và gần 24% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/5, giá cổ phiếu CSV tăng 1,51% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 60.400 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Techcombank chuẩn bị chi gần 5.300 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt

Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương (Techcombank – HoSE: TCB) vừa công bố Quyết định triển khai việc chia cổ tức bằng tiền mặt và triển khai phương án tăng vốn điều lệ từ việc phát hành cổ phiếu từ vốn chủ sở hữu

Cụ thể, ngày 22/5/2024 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Techcombank chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 1.500 đồng).

Với hơn 3,5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Techcombank cần chi khoảng 5.284 tỷ đồng chia cổ tức cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến 5/6/2024. Nguồn chi trả là lợi nhuận chưa phân phối của Ngân hàng sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm ngày 31/12/2023 theo Báo cáo tài chính kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán của Techcombank.

Techcombank muốn tăng vốn điều lệ lên hơn 70.400 tỷ đồng

Ngoài việc trả cổ tức, Techcombank cũng thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 3,5 tỷ cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1 quyền, cứ 1 quyền sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới.

Techcombank chuẩn bị chi gần 5.300 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt- Ảnh 1.

Các nguồn sử dụng tăng vốn điều lệ (Ảnh chụp màn hình)

Nguồn vốn được sử dụng để tăng vốn điều lệ bao gồm: hơn 10.567 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, hơn 24.181 tỷ đồng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và hơn 476 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến tăng thêm hơn 35.225 tỷ đồng, lên mức hơn 70.450 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu cổ phần Techcombank của nhà đầu tư nước ngoài tối đa hiện tại và sau khi tăng vốn không đổi, ở mức 22,49% vốn điều lệ của Ngân hàng.

Về phương án sử dụng vốn điều lệ tăng thêm, Techcombank cho biết: Ngân hàng sẽ dùng toàn bộ số tiền này để bổ sung vốn hoạt động trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, Techcombank cũng thông báo giao dịch cổ phiếu của công đoàn Ngân hàng. Theo đó, Công đoàn Ngân hàng sẽ chuyển nhượng toàn bộ 48.808 cổ phiếu nhằm mục đích thưởng cổ phiếu cho cán bộ nhân viên, thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 8/5 đến ngày 31/5.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 3/5, giá cổ phiếu TCB tăng 2,88% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 48.200 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Lãi quý I đạt đỉnh, Pin Hà Nội (PHN) chuẩn bị chi hơn 36 tỷ đồng trả cổ tức

Công ty cổ phần Pin Hà Ná»™i (HNX: PHN) vừa công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để thá»±c hiện trả cổ tức 2023 và tạm ứng cổ tức năm 2024. Động thái này diá»…n ra trong bối cảnh Pin Hà Ná»™i vừa ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2024 vá»›i mức lãi “Ä‘u đỉnh”.

Cụ thể, ngày 23/5 tới đây Pin Hà Nội sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 50% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 5.000 đồng). Trong đó, 20% là tỷ lệ trả cổ tức 2023 và 30% là tỷ lệ tạm ứng cổ tức năm 2024.

Như vậy, với hơn 7,25 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Pin Hà Nội sẽ chi khoảng 36 tỷ đồng để thực hiện 2 phương án cổ tức trên. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 3/6.

Tính đến cuối quý I, GP Batteries International Limited đang là cổ đông lớn nhất nắm 49% vốn, công ty này dự kiến sẽ thu về khoảng 17 tỷ đồng sau thương vụ này.

Trước đó, vào hồi đầu tháng 11/2023, Pin Hà Nội đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 với tỷ lệ 30%. Sau khi thực hiện chi trả thành công đợt 2 này, tổng mức chia cổ tức năm 2023 của PHN là 50% bằng tiền, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.

Cuối tháng 4 vừa qua, ĐHĐCĐ thường niên đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2024 dự kiến duy trì mức 50%. Đây cũng là mức lợi nhuận hàng quý cao nhất của PHN kể từ khi niêm yết vào tháng 3/2019. Như vậy, sau đợt tạm ứng trên, Công ty còn ít nhất 1 lần thực hiện chi trả nữa với tỷ lệ 20% còn lại.

Pin Hà Nội báo lãi quý I đạt đỉnh

Trong quý I/2024, Pin Hà Nội ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 126,1 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng từ 24,6 tỷ lên 35,5 tỷ đồng kéo theo biên lợi nhuận gộp trong quý cải thiện từ 21,4% lên 28,2%.

Lãi quý I đạt đỉnh, Pin Hà Nội (PHN) chuẩn bị chi hơn 36 tỷ đồng trả cổ tức- Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tưng từ 606 tỷ lên hơn 736,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính được tiết giảm mạnh tới 1 nửa (từ hơn 2,2 tỷ xuống còn 1,1 tỷ đồng). Chi phí bán hàng tăng nhẹ từ 2,9 tỷ lên hơn 3,1 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 4,5 tỷ lên hơn 5,1 tỷ đồng.

Kết quả, Pin Hà Nội báo lãi trước và sau thuế đạt lần lượt gần 27 tỷ và hơn 21,5 tỷ đồng; đều tăng hơn 74% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng được ghi nhận là mức lãi cao nhất các quý kể từ khi Công ty niêm yết tới nay.

Theo biên bản giải trình, ban lãnh đạo Pin Hà Nội cho biết: nguyên nhân chính giúp lợi nhuận trong quý này tăng là do sản lượng tiêu thụ quý I tăng 14% so với cùng kỳ và giá kẽm nguyên liệu lại giảm từ 15-20% so với quý I/2023.

Cũng trong ĐHĐCĐ, đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu đạt 483,58 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 60,5 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, Pin Hà Nội đã thực hiện 26,6% mục tiêu doanh thu và 44,4% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/5, giá cổ phiếu PHN hiện đang đứng ở mức tham chiếu 57.300 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Vinaconex (VCG) muốn tăng vốn điều lệ lên gần 6.000 tỷ đồng bằng việc trả cổ tức

Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HoSE: VCG) vừa phê duyệt phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023.

Cụ thể, Vinaconex dự kiến phát hành hơn 64 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 12%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu mới. Nguồn vốn được sử dụng để phát hành là hơn 641 tỷ đồng, được trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và sau khi trích lập các quỹ đầy đủ theo quy định của pháp luật theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023.

Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2024 và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánNhà nước chấp thuận. Vốn điều lệ của Công ty dự kiến sau khi phát hành thêm là hơn 5.986 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Vinaconex thông qua phương án trả cổ tức năm với tỷ lệ dự kiến 12%. Nếu phát hành thành công, Công ty sẽ hoàn thành xong phương án này.

Vinaconex báo lợi nhuận quý I tăng bằng lần

Trong quý I/2024, Vinaconex ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng gần 35% so vá»›i cùng kỳ năm trÆ°á»›c, đạt hÆ¡n 2.649 tá»· đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vinaconex ghi nhận đạt 482,6 tá»· đồng, gấp gần 26 lần mức lãi 18,8 tá»· đồng của quý I/2023. 

Theo giải trình, lãnh đạo Vinaconex cho biết: nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận năm nay tăng trưởng mạnh là do Tổng công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bất động sản góp phần tăng lợi nhuận trong quý I/2024.

Năm 2024, Vinaconex đặt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 15.000 tỷ đồng và 950 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 3 tháng, dù VCG mới hoàn thành 18% mục tiêu doanh thu nhưng đã đạt hơn 50% mục tiêu lợi nhuận năm.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/5, cổ phiếu VCG đứng tại mức giá 22.900 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Petrolimex (PLX) chuẩn bị chi hơn 1.900 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023

Tập Ä‘oàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex (HoSE: PLX) – vừa có văn bản thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thá»±c hiện quyền chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt.

Cụ thể, ngày 15/5 tới đây, Petrolimex sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức tỷ lệ 15% bằng tiền, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1.500 đồng.

Với hơn 1,27 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước dự tính sẽ phải chi ra số tiền hơn 1.900 tỷ đồng để trả cổ tức. Ngày thực hiện thanh toán dự kiến là 28/5.

Tính đến cuối quý I/2024, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nÆ°á»›c tại doanh nghiệp (CMSC) – Ä‘Æ¡n vị nắm gần 76% vốn của PLX – có thể nhận được 1.440 tá»· đồng từ thÆ°Æ¡ng vụ này. Ngoài ra, cổ đông lá»›n từ Nhật Bản Eneos Việt Nam nắm hÆ¡n 13% vốn Ä‘iều lệ sẽ nhận được khoảng 247 tá»· đồng.

Petrolimex thực hiện 50% kế hoạch lãi chỉ sau quý đầu năm

Về kết quả kinh doanh, trong quý I, Petrolimex ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 75.000 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với năm liền trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.100 tỷ đồng, tăng gần 70%.

Theo biên bản giải trình, lãnh đạo Petrolimex cho biết: nguyên nhân chủ yếu giúp lợi nhuận sau thuế quý I/2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 là do hiệu quả từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, hoạt động kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác của Tập đoàn về cơ bản ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ.

Petrolimex (PLX) chuẩn bị chi hơn 1.900 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023- Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Trong năm 2024, Petrolimex lên kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 188.000 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.900 tỷ đồng. Như vậy, hết quý I, PLX đã thực hiện được gần một nửa mục tiêu lợi nhuận năm.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Petrolimex tăng nhẹ so với đầu năm, lên hơn 80.700 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn gần như đi ngang, đạt hơn 58.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp nắm giữ hơn 25.700 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, giảm 16%. Tồn kho tăng 14%, lên gần 16.800 tỷ đồng.

Phía nguồn vốn, nợ phải trả đi ngang so với đầu năm, ghi nhận hơn 50.400 tỷ đồng, phần lớn là tài sản ngắn hạn (49.600 tỷ đồng). Hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh lần lượt là 1,2 lần và 0,83 lần.

Nợ vay ngắn hạn giảm mạnh 16%, còn 16.000 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 7/5, giá cổ phiếu PLX hiện đang đứng ở mức tham chiếu 36.700 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Trấn Thành lên tiếng về doanh thu phim Mai: "Chưa được 500 tỷ đồng như Box Office thống kê"

Doanh thu phim Mai hôm nay là bao nhiêu?

Theo thống kê của Box Office Vietnam – Ä‘Æ¡n vị quan sát phòng vé Ä‘á»™c lập, tính đến 1/3, phim Mai của Trấn Thành đã đạt mức 511 tá»· đồng, phá ká»· lục của phim Nhà bà Nữ, trở thành phim Việt có doanh thu phòng vé cao nhất từ trÆ°á»›c đến nay.

Không ít người hâm mộ đã gửi lời chúc mừng đến đạo diễn Trấn Thành bởi anh là người sở hữu 3 phim điện ảnh đứng đầu phòng vé Việt về mặt doanh thu (Mai, Nhà bà Nữ, Bố già).

Trấn Thành lên tiếng về doanh thu phim Mai: "Chưa được 500 tỷ đồng như Box Office thống kê"- Ảnh 1.

Theo thống kê của Box Office Vietnam – Ä‘Æ¡n vị quan sát phòng vé Ä‘á»™c lập, tính đến 1/3, phim Mai của Trấn Thành đã 511 tá»· đồng. Ảnh: BOVN

Tuy nhiên, ngày 2/3, đạo diễn Trấn Thành đã phủ nhận thông tin Mai đạt doanh thu 500 tỷ đồng.

“Mấy hôm nay mọi người cứ chúc mừng tôi là phim đã vượt qua 500 tá»· vì họ thấy trên số liệu của Box Office Vietnam nhÆ°ng thú thật là con số chính xác mà bên nhà phát hành CJ HK Entertainment thống kê và gá»­i cho tôi về hàng ngày thì… chÆ°a tá»›i con số đó”, Trán Thành nói.

Trấn Thành cho biết, anh chưa hiểu công thức tính toán và công nghệ thống kê của Box Office Vietnam là như thế nào để ra được con số trên 500 tỷ đồng đó. Nhưng con số đó chỉ tương đối đúng so với số thực tế chứ không chính xác hoàn toàn. Sai số của nó có thể dao động từ 5-10%, tuỳ thời điểm.

Trấn Thành chia sẻ thêm, anh phải nói rõ điều này để mọi người không hiểu lầm là tại sao số tiền trên Box Office Vietnam đã qua 500 tỷ đồng mà Trấn Thành đưa poster toàn những con số thấp hơn.

Trấn Thành lên tiếng về doanh thu phim Mai: "Chưa được 500 tỷ đồng như Box Office thống kê"- Ảnh 2.

Trấn Thành công bố Mai đạt 480 tỷ đồng. Ảnh: FBNV

“Con số quý vị thấy trên Box Office Vietnam là con số được thống kê bởi Ä‘Æ¡n vị Ä‘á»™c lập, không nằm trong hệ thống phát hành của phim Mai, nên Ä‘á»™ chính xác chỉ mang tính tÆ°Æ¡ng đối để tham khảo”, Trấn Thành nhấn mạnh.

TrÆ°á»›c đây, Box Office Vietnam nhiều lần gặp nghi vấn thổi phồng con số doanh thu của các phim. Dân Việt đã liên hệ vá»›i ông Nguyá»…n Khánh DÆ°Æ¡ng – nhà sáng lập Box Office Vietnam, Ä‘Æ¡n vị Ä‘á»™c lập thống kê doanh thu các phim tại Việt Nam về những nghi vấn trong thống kê doanh thu phim Mai.

Ông Nguyễn Khánh Dương khẳng định, Box Office Vietnam không bao giờ khẳng định số liệu thống kê của trang là chính xác tuyệt đối.

“Tôi có đọc những bài viết sá»­ dụng xác suất thống kê để cố gắng chứng minh doanh số phim Mai bị thổi phồng. Tôi nghÄ© rằng, từ lúc hệ thống thống kê phòng vé Box Office Vietnam bắt đầu thống kê chính xác thì khó có hiện tượng “thổi phồng” doanh số phòng vé nữa”.

Theo ông Nguyễn Khánh Dương, sai số của Box Office Vietnam chỉ dao động trong khoảng từ 5% tới 10%. “Box Office Vietnam có công thức riêng và bất cứ một đơn vị thứ 3 thống kê nào cũng luôn có những sai số. Muốn có con số chính xác, chỉ có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất mới biết được”, ông Nguyễn Khánh Dương cho biết.

Trấn Thành lên tiếng về doanh thu phim Mai: "Chưa được 500 tỷ đồng như Box Office thống kê"- Ảnh 3.

Mai đã trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thờ với thời gian nhanh hơn cả Nhà bà Nữ. Ảnh: NSX

Nói về việc ngày 2/3, Trấn Thành công bố doanh thu phim Mai chỉ má»›i dừng ở mức 480 tá»· đồng, trong khi cùng thời Ä‘iểm Box Office Vietnam lại cho con số là 511 tá»· đồng, cao hÆ¡n con số Trấn Thành Ä‘Æ°a ra, ông Nguyá»…n Khánh DÆ°Æ¡ng giải thích chuyện này liên quan tá»›i thuế VAT. 

“Số liệu nhà sản xuất nhận được là số tiền sau khi đã trừ thuế VAT. Còn số liệu Box Office Vietnam thống kê quét dữ liệu trên trang bán vé, giá vé hiển thị trên trang bán vé là giá đã bao gồm thuế VAT. Bởi vậy, kể cả trong trường hợp số vé 2 bên thống kê chính xác 100%, thì số tiền Box Office Vietnam thống kê luôn cao hơn số tiền nhà sản xuất nhận được khoảng 10%”, ông Nguyễn Khánh Dương giải thích.

Hiện theo con số của CJ HK Entertainment thống kê ngày 2/3 thì phim Mai má»›i đạt 480 tá»· đồng, vượt 5 tá»· đồng so vá»›i Nhà bà Nữ – bá»™ phim của Trấn Thành từng có doanh thu cao nhất mọi thời trÆ°á»›c Mai

Ra rạp đúng mùng 1 Tết (10/2/2024), Mai chỉ cần 20 ngày đạt đến doanh thu “khủng” kể trên. Tuy nhiên, gần đây, nhiều rạp bị phát hiện đã để cho không ít khán giả dÆ°á»›i 18 tuổi mua vé xem phim Mai dù phim dán nhãn T18 (phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên). 

Bốn cụm rạp tại TP.HCM bị Thanh tra Sở VH-TT TP.HCM kiến nghị xử phạt do vi phạm quy định. Thanh tra Sở VH-TT cho biết, họ đang tham mưu quyết định xử phạt vi phạm hành chính để trình Chủ tịch UBND TP.HCM trước khi ban hành.

Đánh giá sản phẩm | Tổng hợp tin tức Reviews đánh giá sản phẩm mới nhất

SSI Research: Tỷ giá USD/VND và giá vàng biến động trái ngược với thế giới

Tính đến thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới giảm hơn 3% từ mức đỉnh trong khi giá vàng trong nước đang giao dịch ở vùng đỉnh lịch sử (lần lượt là 86 triệu đồng/lượng cho vàng SJC và 75 triệu đồng/lượng cho giá vàng nhẫn).

Trên thị trường tiền tệ, trong tuần trÆ°á»›c, thanh khoản hệ thống có phần nào ổn định hÆ¡n sau kỳ nghỉ lá»… và NHNN rút ròng thông qua kênh thị trường mở. 

Cụ thể, chỉ có 558 tỷ đồng trên kênh mua kỳ hạn được sử dụng, ở kỳ hạn 7 ngày và lãi suất trúng thầu là 4,25%. Đồng thời, NHNN phát hành 6,7 nghìn tỷ tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trên tổng số 1,6 nghìn tỷ đáo hạn. Như vậy, NHNN hút ròng gần 4,5 nghìn tỷ đồng ra thị trường. Khối lượng tín phiếu NHNN lưu hành tăng nhẹ lên 56,45 nghìn tỷ đồng và khối lượng lưu hành trên kênh mua kì hạn ở mức 117,8 nghìn tỷ đồng.

SSI Research: Tỷ giá USD/VND và giá vàng biến động trái ngược với thế giới- Ảnh 1.

Nguồn: Bloomberg, SBV, SSI tổng hợp

Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm có diễn biến tương tự và chốt phiên giao dịch ngày 3/5 ở 4,36%, giảm 24 điểm cơ bản so với tuần trước đó. Áp lực về thanhkhoản sẽ quay trở lại trong tuần này khi sẽ có một lượng lớn đáo hạn trên kênh mua kì hạn (117,8 nghìn tỷ đồng).

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND và giá vàng biến động trái ngược với thế giới. Trong tuần vừa qua, một số dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố với kết quả không quá tích cực.

Cụ thể, trên thị trường lao Ä‘á»™ng, Bá»™ Lao Ä‘á»™ng Mỹ cho biết trong tháng 4 chỉ có 175 nghìn việc làm phi nông nghiệp má»›i được tạo ra, thấp hÆ¡n mức 315 nghìn của tháng trÆ°á»›c đó và đồng thời thấp hÆ¡n mức 238 nghìn theo dá»± báo. Tá»· lệ thất nghiệp cÅ©ng tăng nhẹ lên 3,9% – từ mức 3,8% trong tháng 3. 

Bên cạnh đó, chỉ số PMI ngành dịch vụ do Viện Quản lý Cung ứng Mỹ ISM khảo sát chỉ đạt 49,4 điểm trong tháng 4, giảm từ mức 51,4% của tháng trước đó và trái với kỳ vọng tăng lên mức 52,0%. Đây là lần đầu tiên lĩnh vực dịch vụ tại Mỹ ghi nhận tình trạng thu hẹp kể từ sau tháng 12/2022. Nhờ vậy, thị trường đã nâng xác suất Fed giảm lãi suất 2 lần trong năm nay lên mức 36% (từ 29% vào 1 tuần trước).

Đồng USD, thông qua chỉ số DXY giảm 0,9% trong tuần qua và thu hẹp mức tăng chỉ còn 3,6% so với cuối năm 2023. Các đồng tiền chủ chốt đều ghi nhấn tăng giá so với USD, đặc biệt là đồng Yên Nhật (JPY +3,3%). Các đồng tiền trong khu vực Châu Á không đứng ngoài xuhướng tăng giá như KRW (+0,88%), TWD (+0,68%) hay THB (+0,78%).

SSI Research: Tỷ giá USD/VND và giá vàng biến động trái ngược với thế giới- Ảnh 2.

Nguồn: Bloomberg, SSI tổng hợp

Trên thị trường trong nÆ°á»›c, trái ngược vá»›i diá»…n biến thế giá»›i, tá»· giá USD/VND liên ngân hàng tăng nhẹ 0,3% lên vùng VND 25.415 sau khi hạ nhiệt trong tuần trÆ°á»›c đó nhờ biện phát can thiệp của NHNN. 

Tương tự, tỷ giá niêm yết của VCB và chợ đen dao động trong vùng đỉnh lịch sử đã thiết lập trước đó (đóng cửa lần lượt ởVND 25.450 và VND 25.785.

SSI Research: Tỷ giá USD/VND và giá vàng biến động trái ngược với thế giới- Ảnh 3.

Nguồn: Bloomberg, SSI tổng hợp

Bên cạnh đó, giá vàng SJC và vàng nhẫn trong nước cũng có biến động trái chiều với xu hướng thế giới. Hiện tại, giá vàng thế giới giảm hơn 3% từ mức đỉnh trong khi giá vàng trong nước đang giao dịch ở vùng đỉnh lịch sử (lần lượt là 86 triệu đồng/lượng cho vàng SJC và 75 triệu đồng/lượng cho giá vàng nhẫn).

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ trích 1,2 tỷ hỗ trợ xây 12 nhà tình nghĩa

Trong chuyến làm việc của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vào tháng 4/2021 tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, thông qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) 2 tỉnh, thay mặt Bộ KH&CN, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã hỗ trợ kinh phí 1,2 tỷ đồng để xây dựng 12 nhà tình nghĩa cho các hộ dân thuộc các gia đình chính sách, các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ năm 2020.

Sau thời gian gần 3 tháng, khởi công xây dựng, 04 nhà tình nghĩa được hoàn thành để bàn giao cho các gia đình đúng dịp kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh -Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021). Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ KH&CN LĐLĐ 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị phối hợp với Sở KH&CN, tổ chức lễ bàn giao nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách trên địa bàn.

Ngày 21/7 tại tỉnh Quảng Bình, đã tổ chức khánh thành, bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Thủy và bà Dương Thị Chiến

Nhà của bà Nguyễn Thị Thủy (thôn Lăng Chùa, xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy) và nhà của bà Dương Thị Chiến (thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh).

Bà Thủy có chồng là bệnh binh (đã mất) và em trai chồng là liệt sỹ, bản thân bà Thủy cũng là thương binh và đang bị bệnh hiểm nghèo. Hiện, bà Thủy đang sống với con trai, không có công việc ổn định nên hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn.

Bà Dương Thị Chiến là thương binh, từng là thanh niên xung phong, công nhân quốc phòng Z-171 (thuộc xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới hiện nay), nghỉ hưu năm 1990. Hiện, bà Chiến bị tai biến đang sống với con gái, thuộc hộ gia đình neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 22/7, tại tỉnh Quảng Trị, đã tổ chức khánh thành, bàn giao 02 căn nhà tình nghĩa cho bà Lê Thị Nguyệt và ông Nguyễn Võ.

Gia đình bà Lê Thị Nguyệt năm nay 57 tuổi (trú tại thôn Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là con liệt sĩ Lê Văn Tân hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khoảng 30 năm trước, bà Nguyệt gặp bạo bệnh dẫn đến bị thần kinh nặng, không thể làm chủ được ý thức của mình. Không thể lao động, các sinh hoạt hằng ngày đều nhờ vào sự giúp đỡ của người thân, bà con lối xóm trong căn nhà đã xuống cấp.

Gia đình ông Nguyễn Võ (trú tại Triệu Vân, Triệu Phong, Quảng Trị) và người vợ đều là thương binh 4/4. Khi tham gia kháng chiến, ông Võ bị địch bắt tù đày năm 1967. Nay đã 74 tuổi, nhưng gia đình ông sống trong ngôi nhà tạm đã xây dựng từ lâu.

Công nghệ | Tổng hợp tin tức Công nghệ mới nhất
Nguồn: Sưu Tầm

Công nghiệp tỷ đô livestream bán hàng ở Trung Quốc: Giấc mộng nữ hoàng livestream hay hoàng tử son môi

Livestream bán hàng là một mô hình kinh doanh trực tuyến trong đó các nhà bán lẻ, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hoặc người nổi tiếng bán sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua các dịch vụ phát video trực tuyến- nơi người thuyết trình trình bày, thảo luận về sản phẩm và trả lời những câu hỏi của khán giả có mặt trong buổi Livestream đó đặt ra.

Buổi phát trực tiếp này có thể diễn ra trên trang web thương mại điện tử hoặc trên nền tảng truyền thông xã hội. Nó có thể là cửa hàng hoặc thương hiệu cụ thể; những người có ảnh hưởng cũng có thể tổ chức các sự kiện phát trực tiếp quảng cáo các mặt hàng từ các nhà cung cấp khác nhau chẳng hạn…

Livestream bán hàng: Mũi nhọn nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: @Pixabay.

Thực tế, ngành Livestream bán hàng phát trực tiếp đã tăng mạnh ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Theo tạp chí  Forbes, ước tính ngành này thu về 60 tỷ USD hàng năm. Vào năm 2019, khoảng 37% người mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc (265 triệu người) đã mua hàng qua Livestream. Vào Ngày hội mua sắm toàn cầu một ngày duy nhất thường niên năm 2020 của Taobao (ngày 11 tháng 11), các buổi phát trực tiếp đã mang về doanh thu 6 tỷ đô la (gấp đôi so với năm trước đó).

Vào năm 2021, thị trường mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương hơn 300 tỷ USD. Vậy làm cách nào để ngành Livestream phát trực tiếp trở thành công cụ bán hàng hiệu quả, mạnh mẽ nhất cho Trung Quốc cho giai đoạn hiện nay?

Nguồn gốc của hình thức này bắt đầu từ năm 2016 khi một giám đốc sản phẩm trẻ tuổi tại Alibaba đang tìm kiếm những cách thức mới để làm cho việc kinh doanh thương mại điện tử của công ty mang tính chất gần gũi, giống như một cửa hàng trực tuyến thu nhỏ.

Vào thời điểm đó, lĩnh vực Livestream chưa được trưng dụng trong ngành bán hàng mà chủ yếu chiếm ưu thế trong các game trực tuyến như trò Huya, Douyu, Chushou và Panda TV, hay chủ yếu có trong các ứng dụng giải trí lớn hơn như Inke, Kuaishou và Momo. Sau đó, cô ấy đã nghĩ tới hình thức Livestream trước mắt để nhân rộng trải nghiệm tương tác với các nhân viên bán hàng của mình.

Ý tưởng đó đã đánh dấu sá»± ra đời “trúng đích” của  của Taobao Live, kênh livestream mua sắm chuyên dụng của Alibaba. Công nghệ “quy mô lá»›n, Ä‘á»™ trá»… thấp” của Taobao Live đứng hàng đầu thế giá»›i trong ngành, vá»›i tốc Ä‘á»™ trá»… thấp hÆ¡n 55% so vá»›i mức trung bình của ngành cÅ©ng nhÆ° Ä‘á»™ trá»… phát lại chỉ 1 giây, thấp hÆ¡n 72% so vá»›i trung bình. 

Công nghệ có độ trễ thấp này cho phép phát đồng thời video và âm thanh đến nhiều người xem cùng một lúc để người tiêu dùng có thể tham gia vào các hoạt động tương tác thú vị, theo thời gian thực, chẳng hạn như rút thăm xổ số và giảm giá nhanh (flash sales). Độ trễ tương tác thấp này cũng giúp thúc đẩy đáng kể tổng giá trị hàng hóa (GMV) và mức độ tương tác người dùng, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Taobao Live cũng tận dụng các công nghệ hàng đầu trong ngành khác, bao gồm HD băng thông hẹp, nhận dạng thông minh, MC ảo và chatbot hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI). HD băng thông hẹp đạt được chất lượng livestream độ nét cao trong khi vẫn duy trì chi phí băng thông thấp và tăng khả năng lưu trữ cho người dùng. 

Điều này cho phép livestream và phát lại HD, và có thể kéo dài vòng đời nội dung và tạo điều kiện cho chiến lược tương tác lâu dài của thương hiệu với người hâm mộ. Người tiêu dùng mua hàng khi không có chương trình livestream trực tiếp cũng có thể xem các chương trình phát lại và liên lạc với đại diện dịch vụ khách hàng.

Trên kênh Taobao Live, người tiêu dùng có thể xem những người có ảnh hưởng hoặc thương hiệu yêu thích của họ trên một buổi phát trực tiếp, tìm hiểu về sản phẩm hoặc xu hướng, đặt câu hỏi và nhận câu trả lời theo thời gian thực, đồng thời mua hàng ngay lập tức mà không cần rời khỏi luồng phát sóng.

Sau đó, ngành này tiếp tục tá»± phát triển từ những ứng dụng Douyin, Tictok, Kwai những năm 2017, bán hàng trá»±c tiếp trên mạng nhanh chóng trở thành trào lÆ°u bán hàng má»›i nổi tại Trung Quốc, vá»›i sá»± tham gia của hàng loạt ông lá»›n công nghệ và ứng dụng bán hàng trá»±c tuyến nhÆ° Jingdong, Taobao, Weipinhui, Tmall, JD.com và WeChat. … 

Đặc biệt trong năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, số lượng khách hàng sẵn sàng ngồi trước máy tính hoặc nhìn vào điện thoại để mua hàng tăng đột biến. Các thành phố như Hàng Châu, Quảng Châu đầu tháng 4/2020 đã đưa ngành này vào chiến lược đào tạo nhân tài của địa phương. Nhiều người thuộc các lứa tuổi đều đang ôm một giấc mộng, viết tiếp câu chuyện thần thoại của nữ hoàng livestream Vi Á, hay hoàng tử son môi Lý Giai Kỳ, đó là những thần tượng bán hàng đình đám của ngành thương mại điện tử nước này.

Có thể thấy, ngành công ngghiệp Livestream bán hàng đã xóa mờ ranh giới giữa việc khám phá và mua sắm, mang đến trải nghiệm liền mạch không giống bất kỳ công nghệ nào khác.

Tờ Bloomberg nhận xét, không ở nơi nào có tiềm năng cho ngành công nghiệp livestream như ở Trung Quốc, nơi mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen của người dân và có những nền tảng mua sắm cực mạnh. Các nước phương Tây không hề có những phương tiện truyền thông xã hội đủ mạnh, hệ thống thanh toán thông minh như ở Trung Quốc.

Mãi những năm sau đó, Livestream nhanh chóng trở thành má»™t trong những công cụ hiệu quả nhất để thúc đẩy doanh số bán hàng. Lấy thÆ°Æ¡ng hiệu chăm sóc gia đình Bissell làm ví dụ. Trong Ngày há»™i mua sắm toàn cầu 11/11 của Alibaba vào năm 2020 – sá»± kiện mua sắm lá»›n nhất thế giá»›i – doanh nghiệp gia đình 143 tuổi này đã tổ chức 16 giờ phát trá»±c tiếp liên tục để trình diá»…n máy hút bụi và các sản phẩm khác của mình. Hình thức phát trá»±c tiếp đã giúp thÆ°Æ¡ng hiệu này tăng gấp bốn lần doanh số bán hàng so vá»›i má»™t năm trÆ°á»›c đó.

Cũng từ năm 2017 đến năm 2020, doanh số bán hàng do kênh Taobao Live tạo ra đã tăng ba con số mỗi năm. Tính đến tháng 3 năm 2021, tổng giá trị sản phẩm được bán trong 12 tháng trước đó trên Taobao Live đã vượt qua 76,3 tỷ USD.

Ngoài việc bán hàng, các thương hiệu nhận thấy rằng việc Livestream bán hàng mang lại cho họ khả năng kết nối với người tiêu dùng theo những cách tối ưu, tiện lợi dễ dàng, có tính tương tác cao mà trước đây chưa từng có được.

Nền tảng phát trá»±c tiếp cung cấp cho các thÆ°Æ¡ng hiệu, nhà bán lẻ, người nổi tiếng khả năng phản hồi ngay lập tức từ các ý kiến của người tiêu dùng có trong buổi Livestream. Đây là má»™t trụ cá»™t hết sức quan trọng trong các chiến lược tiếp thị và thậm chí là cả quy trình phát triển, quảng bá sản phẩm”, Max Bissell, Phó Chủ tịch Bissell cho biết: “Đó là má»™t ngành công nghiệp bán hàng trá»±c tuyến cá»±c kỳ mạnh mẽ đối vá»›i chúng tôi”.

Không ai dự đoán được việc phát trực tiếp sẽ trở nên quan trọng như thế nào trong những năm tới. Nhưng khi đại dịch Covid-19 hoành hành gần 2 năm qua, các thương hiệu và nhà bán lẻ trên khắp tTrung Quốc phải đối mặt với sự gián đoạn lớn nhất trong nhiều thập kỷ. 

Họ cần một cách để kết nối với những người mua sắm không thể ghé thăm các cửa hàng thực và Livestream bán hàng chính là câu trả lời thực tế, phù hợp nhất. Điển hình, người nông dân Trung Quốc đã ra đồng Livestream quá trình trồng trọt, thu hái và bán nông sản ngay tại vườn nhà mình, tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng hơn và có tính tương tác mua hàng nhanh hơn.

Thậm chí, các nhân viên bán hàng của cửa hàng bách hóa đã trở thành người tổ chức buổi phát trực tiếp và quảng bá sản phẩm tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc vật lý. Không chỉ ngành bán lẻ, livestream còn được ứng dụng trong mọi lĩnh vực như giáo dục, giải trí và du lịch, y khoa, từ livestream tư vấn tuyển sinh, giảng dạy và học tập trực tuyến, đến tổ chức các buổi tọa đàm, khám chữa bệnh từ xa hay  livestream các tour du lịch…

Giá»›i phân tích cho rằng, chính đại dịch COVID-19 đã làm cho thị trường Livestream trở nên sôi Ä‘á»™ng hÆ¡n bao giờ hết. Thậm chí Chính phủ Trung Quốc còn lên tiếng ủng há»™, gọi thị trường này là “Ä‘á»™ng cÆ¡ má»›i” cho tăng trưởng thÆ°Æ¡ng mại Ä‘iện tá»­ và khuyến khích livestream trở thành giải pháp đối vá»›i tình trạng thất nghiệp.

Gần hai năm sau khi bắt đầu hoạt động trên Taobao Live (nền tảng phát trực tiếp của Alibaba), Kim Kardashian West đã bắt đầu giới thiệu các sản phẩm của mình trong các buổi phát trực tiếp và đạt được những con số lý tưởng khổng lồ qua kinh doanh trực tuyến.

Khi Kim Kardashian West, ngôi sao truyền hình thá»±c tế người Mỹ, biểu tượng mạng xã há»™i và nữ doanh nhân ra mắt nÆ°á»›c hoa cùng tên của mình ở Trung Quốc, cô ấy không cần phải lên máy bay riêng và tổ chức má»™t sá»± kiện hào nhoáng ở Thượng Hải. Thay vào đó, cô mặc má»™t chiếc áo cổ lọ màu Ä‘en, ngồi trÆ°á»›c má»™t chiếc iPhone trong má»™t căn phòng ở Ritz Carlton ở Thành phố New York. Chỉ trong vài phút, Kardashian đã tiếp cận hÆ¡n 13 triệu người tiêu dùng Trung Quốc, và bán hết toàn bá»™ số chai nÆ°á»›c hoa mang thÆ°Æ¡ng hiệu “đôi môi” của cô.

Nhưng livestream mua sắm không chỉ giới hạn ở những người chuyên nghiệp. Càng ngày, các giám đốc điều hành và nhân viên của thương hiệu cũng phát trực tiếp đến người tiêu dùng của họ. Ngay cả những người nông dân cũng đang vào cuộc để giới thiệu nguồn gốc xuất xứ, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của mình

Tờ SCMP đưa tin, vào ngày 27/3/2021, Xinba đã bán được hơn 300 triệu USD hàng hóa chỉ trong một phiên bán hàng phát trực tiếp (livestream) duy nhất kéo dài 12 giờ trên nền tảng Kuaishou. Điều này cũng cho thấy tiềm năng thị trường của thương mại điện tử livestream đang ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Kuaishou là nền tảng livestream và chia sẻ video phổ biến thứ 2 ở Trung Quốc, sau Douyin – TikTok phiên bản Trung Quốc.

Vua bán hàng livestream Trung Quốc, doanh thu 12 tiếng nhiều hơn trung tâm thương mại Hong Kong bán hàng cả năm. Ảnh: @Sina.

Theo nhà cung cấp dữ liệu truyền thông xã hội Bihu Kankan, phiên bán hàng của Xinba đã thu hút tới bốn triệu người xem giúp anh ta đã bán được hơn 16 triệu mặt hàng gồm các danh mục đa dạng từ dầu gội đầu cho tới điện thoại thông minh. Tổng khối lượng hàng hóa (GVM) mang lại doanh thu 2 tỉ nhân dân tệ (tương đương 305,7 triệu USD).

Giống như phần lớn các nước khác, Trung Quốc cũng gặp khủng hoảng kinh tế và việc làm trong vài năm qua do đại dịch. Để giúp nền kinh tế hồi phục, chính phủ nắm bắt xu hướng, khuyến khích người dân tham gia Livestream. Cụ thể, vào tháng 2/2020, Bộ Thương mại Trung Quốc khuyến khích các nền tảng thương mại điện tử giúp nông dân bán nông sản trực tuyến, đặc biệt qua Livestream.

Trong tháng 3/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm một ngôi làng phía tây bắc. Tại đây, ông trò chuyện và khuyên nông dân bán nông sản bằng hình thức Livestream. Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi sức mạnh của thương mại điện tử, coi đây là cơ hội tiềm năng giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Đến tháng 5/2020, Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc liệt kê người bán hàng livestream vào danh sách các nghề. Điều đó có nghĩa là Chính phủ đã bắt đầu công nhận đây là một công việc chính thức. Truyền thông nhà nước cho biết sự công nhận này sẽ giúp Trung Quốc tạo ra các nhóm việc làm mới để cân bằng tình trạng mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất bị đại dịch đang dần xóa sổ.

Một số chính quyền địa phương thậm chí đang nỗ lực để biến các thành phố thành trung tâm mua sắm phát sóng trực tuyến. Hồi tháng 6/2020, giới chức tại Quảng Châu đã tổ chức lễ hội mua sắm Livestream kéo dài 3 ngày. Các doanh nghiệp tham gia thực hiện hơn 200.000 buổi phát sóng.

Fu Linghui – người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia  cho biết: “Khi nền kinh tế phục hồi, thị trường việc làm Ä‘ang mở rá»™ng. Mô hình mua sắm trá»±c tuyến đóng vai trò quan trọng trong ổn định thị trường”.

Chuyên gia Shen kết luận: “Bắc Kinh coi đây là má»™t xu hÆ°á»›ng có thể giúp duy trì tốc Ä‘á»™ tăng trưởng kinh tế và cÅ©ng nhÆ° duy trì việc làm. Họ coi đây là má»™t cÆ¡ há»™i. Tôi nghÄ© nếu tạo ra cÆ¡ sở hạ tầng há»— trợ, xu hÆ°á»›ng này chắc chắn có thể giúp nâng cao nền kinh tế”.

Livestream bán hàng tại Trung Quốc giờ đã vô cùng phổ biến. Hiện nay, tại Trung Quốc, người người, nhà nhà đều sá»­ dụng livestream nhÆ° má»™t kênh bán hàng chủ lá»±c. Mọi thứ hàng hóa và dịch vụ đều được bán qua livestream, nhÆ° từ bảo hiểm nhân thọ, bán gói vay, livestream dạy đầu tÆ° cổ phiếu và hÆ°á»›ng dẫn mua chứng khoán, bitcoin, bán tour du lịch, bán xe sang, nhà đất,…

Bán hàng livestream là trào lưu mới nổi, được xem là rất hiệu quả trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên cẩn trọng để khỏi vừa mất tiền oan, lại chuốc bực tức vào người. Ảnh: @AFP.

Mặc dù Livestream là “Ä‘á»™ng lá»±c má»›i” của tăng trưởng và là má»™t giải pháp cho tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng ở Trung Quốc, nhÆ°ng nó cÅ©ng tiềm ẩn những thách thức không hề nhỏ.

Nhiều người Livestream bán hàng bị cáo buá»™c quảng cáo sai và bán hàng hóa chất lượng thấp, hàng giả, hàng nhái. Vá»›i các nền tảng thÆ°Æ¡ng mại Ä‘iện tá»­ lá»›n, hàng hóa phần nào được sàng lọc, nhÆ°ng có má»™t “đại dÆ°Æ¡ng” bao gồm các nền tảng mạng xã há»™i Livestream đầy rẫy trong thời gian thá»±c nên rất khó để kiểm soát, kiểm duyệt được ngay.

Theo điều tra của Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc, có 37,3% người tiêu dùng gặp vấn đề chất lượng khi mua hàng qua mạng, nhưng chỉ có 13,6% khiếu nại. Nhiều kênh Livestream có tỉ lệ trả hàng lên đến 70%. 

Thực tế, Trung Quốc đã có quy định việc đăng ký, đóng thuế kinh doanh qua mạng; xử phạt đối với hành vi làm giả lượng giao dịch, lừa dối khách hàng. Tuy nhiên, do số người bán hàng Livestream quá đông, nhiều người không đăng ký nên rất khó khăn trong việc thống kê theo dõi. Chưa kể nhiều người tìm cách né thuế như gửi hàng bằng nhiều tên khác nhau, chuyển khoản vào tài khoản khác nhau.

Bên cạnh đó, má»™t rủi ro lá»›n khác là mất thông tin cá nhân. Đối tượng lừa đảo có thể lấy UID (mã định danh) của người dùng trên Facebook. Vá»›i UID của người dùng, kẻ xấu có thể lợi dụng xác định được tên, tuổi, địa chỉ, email, số Ä‘iện thoại…

Song song với việc khuyến khích phát triển Livestream, Chính phủ Trung Quốc đang siết chặt quản lý nhằm ngăn chặn, khắc phục mặt trái của hoạt động này. Dự thảo về quy tắc ngăn chặn hành vi độc quyền của các nền tảng internet vừa được công bố gần đây. Theo đó, người livestream phải cung cấp thẻ căn cước và mã tín dụng xã hội cho các nền tảng internet mà họ sử dụng.

Cũng theo quy tắc mới, những người bán hàng trực tuyến phải xem xét một cách kỹ lưỡng nội dung mà họ công khai trước công chúng, và ngừng mọi quảng cáo bất hợp pháp.

Với nền thương mại điện tử phát triển bậc nhất thế giới, thị trường Trung Quốc cũng chứng kiến sự thành công rực rỡ của phương thức bán hàng qua kênh phát trực tiếp, dẫn đầu bởi ông trùm thương mại điện tử Alibaba. Ảnh: @AFP.

CÆ¡ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết, các ná»™i dung cổ súy cho thói quen xấu hoặc giả mạo lượt xem sẽ bị cấm, các nền tảng thÆ°Æ¡ng mại Ä‘iện tá»­ sẽ phải thiết lập danh sách đánh giá của những người Livestream bán hàng và Ä‘Æ°a vào “danh sách Ä‘en” khi có bất kỳ hành vi vi phạm nào.

Các cơ quan chức năng Trung Quốc cũng khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên chọn mua hàng qua Livestream tại các trang tin cậy, gian hàng chính hãng, thương hiệu uy tín. Đồng thời, ghi lại màn hình để có thể làm bằng chứng khiếu nại, tranh chấp hoặc sản phẩm không đúng như cam kết.

Livestream bán hàng tại Việt Nam những năm qua có sá»± phát triển vượt bậc, đặc biệt là vào thời Ä‘iểm đại dịch Covid-19 hoành hành. Mặc dù ở thời Ä‘iểm hiện tại chÆ°a có con số thống kê cụ thể. TrÆ°á»›c đó, má»™t thống kê của trang Brands Việt Nam cho biết thị trường Livestream Việt Nam vào năm 2018 đã đạt trị giá xấp xỉ 20 triệu đô la trong năm 2018- thời Ä‘iểm đó khi Livestream bán hàng chỉ nhÆ° “những đốm lá»­a nhỏ” và lẻ tẻ. Còn ngày nay, ngành Livestream bán hàng đã lá»›n hÆ¡n rất nhiều lần.

Theo vị đồng sáng lập Gostream Phạm Ngọc Duy Liêm, dự kiến mỗi ngày bình quân tại Việt Nam đang có khoảng từ 70-80 nghìn (phiên) livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội trong đó chủ yếu là Facebook.

Ngoài ra còn thêm khoảng 2.000-3.000 phiên livestream bán hàng trên các nền tảng thÆ°Æ¡ng mại Ä‘iện tá»­ nhÆ° Shopee live, Tiki Live, Lazada… NhÆ° vậy, tổng cá»™ng tính bình quân má»—i tháng Ä‘ang có 2,5 triệu phiên bán hàng trên livestream, vá»›i sá»± tham gia của hÆ¡n 50 nghìn nhà bán hàng. “Tuy nhiên con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tá»›i, đặc biệt tình hình Covid-19 vẫn còn phức tạp. Livestream bán hàng trong những năm tá»›i vẫn còn tăng trưởng mạnh mẽ”, ông Liêm nhận định.

Dù vậy, có thêm các câu hỏi được đặt ra đại loại Livestream bán hàng ở Việt Nam đã được coi là ngành công nghiệp hay chưa? Các livestreamer tại Việt Nam đã coi đây là ngành nghề chính thức chưa?

Giới kinh doanh nền tảng và phần mềm hỗ trợ kinh doanh online đều khẳng định chưa. Bởi Livestream bán hàng tại Việt Nam vẫn còn tự phát, theo trào lưu và thiếu bài bản; các buổi Livestream của streamer được chuẩn bị còn sơ sài, tùy hứng, thậm chí số đông bán hàng còn theo kiểu khoe thân, chiêu trò, ít tương tác và thiếu cam kết. Bản thân sản phẩm được bán qua Livestream chủ yếu là rẻ tiền, chất lượng kém. Công nghệ Livestream cũng yếu và sơ sài.

Để bán hàng qua livestream tại Việt Nam trở thành ngành công nghiệp, theo ông Phạm Ngọc Duy Liêm cần có 3 yếu tố. Thứ nhất là hàng hóa. Cần có các hàng hóa tốt, dồi dào, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh đưa lên bán trên các nền trảng Livestream. Điều này Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng.

Thứ 2 là các livestreamer. Cần phải có nhiều, rất nhiều các ngôi sao Livestream bán hàng, biết rất nhuần nhuyá»…n giữa giải trí và bán hàng. “Má»™t ngành công nghiệp giải trí chỉ xuất hiện khi có ngôi sao. Không có SÆ¡n Tùng MTP… thì không thể nào ngành công nghiệp âm nhạc có má»™t lượng fan hâm má»™ khổng lồ nhÆ° hiện nay. Bóng đá cÅ©ng vậy”, ông Duy Liêm nói và cho rằng, ngành công nghiệp Livestream bán hàng tại Việt Nam cÅ©ng chÆ°a có ngôi sao, nên việc các doanh nghiệp, tổ chức Ä‘ang tham gia vào việc xây dá»±ng lên má»™t hệ thống các livestreamer sẽ Æ°Æ¡m mầm để tạo ra những ngôi sao, khi đó má»›i khẳng định Livestream bán hàng là má»™t ngành công nghiệp vá»›i đầy đủ tính chất và giá trị