gặp

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký tên miền website

1. Tên miền là gì?

Tên miền (domain) là tên của một website hoạt động trên internet. Nó đóng vai trò là một địa chỉ vật lý, hay được ví như địa chỉ nhà, zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường. Một trình duyệt web cũng cần một tên miền để hướng người dùng đến một trang web.

Ví dụ khi bạn truy cập vào trang web https://tctshop.vn/ thì “tctshop.vn” được gọi là tên miền.

2. Cấu trúc của tên miền?

Một tên miền được tổ chức thứ tự từ phải sang trái. Bên phải là các mô tả chung, còn càng về bên trái thì càng cụ thể hơn.

Tên miền cấp cao nhất TLD (Top Level Domain) nằm ngoài cùng bên phải, còn tên miền cấp thấp là nằm lùi về phía trái.

Tên miền bao gồm các thành phần cấu tạo xếp liền nhau và cách nhau bởi dấu chấm “.“.

Ví dụ như 24h.vn thì “24h” là tên miền cấp thấp nhất và “.vn” là cấp cao nhất

Ngoài ra, còn có một loại domain thứ cấp (Sub domain) khác mà ở đó chúng phải phụ thuộc vào domain cao cấp.

3. Tên miền do ai quản lý?

Tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) quản lý. ICANN quản lý việc tên miền nào có thể đăng ký và chứa trung tâm cơ sở dữ liệu tên miền trỏ tới đâu.

Tên miền quốc gia cấp thấp hơn do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý. Ở Việt Nam, tên miền Việt Nam do cơ quan quản lý tên miền quốc gia VNNIC quản lý.

Khách hàng đăng ký là người có toàn quyền sở hữu tên miền.

4. Ai có thể đăng ký tên miền website?

Tên miền quốc gia có quy định đăng ký riêng đối với từng quốc gia.

Tên miền quốc tế thì không có hạn chế nào về đối tượng đăng ký tên miền. Tất cả cá nhân, tổ chức, không phân biệt thuộc quốc gia nào đều có thể đăng ký một hoặc nhiều tên miền quốc tế.

5. Các loại tên miền phổ biến và ý nghĩa của chúng?

Ban đầu, domain được xây dựng và đăng ký theo đúng như mục đích và ý nghĩa của đuôi tên miền. Tuy nhiên hiện nay người ta đã không còn quan tâm nhiều đến ý nghĩa thực sự của chúng nữa mà chỉ chú ý đến độ phổ biến và dễ nhớ mà thôi. Ngoài trừ .gov dành cho các tổ chức chính thì thì tất cả các loại tên miền khác ai cũng có thể đăng ký được và sở hữu số lượng không giới hạn. Nguyên tắc cần quan tâm nhất ở đây chính là: Ai đăng ký trước thì cấp phát trước, do đó ai nhanh chân thì được.

6. Nên chọn tên miền đuôi nào?

Đăng ký domain nên chọn đuôi tên miền loại nào là hiệu quả nhất? Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không có tên miền nào hoàn hảo cho mọi trường hợp, nó còn phụ thuộc vào tính phù hợp của tên miền đối với hoạt động của bạn.

Bạn có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:

– Xét theo tiêu chí kinh doanh quốc tế: .com > .net.

– Nếu kinh doanh ở Việt Nam: .vn > .com > .com.vn > .net

– Xét theo mức Ä‘á»™ bảo vệ, bảo mật tên miền: .vn > .com.vn > .com = .net

– Xét về chi phí đăng ký và duy trì: .com > .net > .com.vn > .vn

– Xét về lợi thế khi truy cập trên Ä‘iện thoại: .com > .vn > .com.vn > .net

– Xét về tối Æ°u website cho Ä‘a quốc gia: .com > .net > .vn > .com.vn

Dựa theo các tiêu chí trên, có thể thấy .com là tên miền tối ưu hơn cả.

7. Đăng ký domain như thế nào?

Đăng ký domain rất đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt. Trên thực tế, thường thỉ mất 5 phút là bạn đã có thể mua được domain.

Bạn chỉ cần vào 1 trong các trang web bán tên miền, kiểm tra tên miền bạn chọn đã có người đăng ký trước đó chưa. Nếu tên miền vẫn còn tồn tại, bạn chọn tên miền phù hợp và hoàn thành các thủ tục thanh toán là xong. Bạn có thể cần yêu cầu nhập các thông tin cá nhân theo quy định của tổ chức quản lý tên miền ICANN.

8. Có nên mua tên miền giá rẻ hay không?

Câu trả lời là CÓ, nhưng phải có lựa chọn. Bạn có thể mua tên miền giá rẻ khi có các chương trình khuyến mãi tại các nhà cung cấp uy tín(thường thì mỗi tháng lại có một dịp khuyến mãi để mọi người có thể lựa chọn). Còn nếu bạn mua ở các nhà cung cấp không có tên tuổi hay các cá nhân trôi nổi trên mạng thì rất nguy hiểm. Vì chút giá rẻ mà tiềm ẩn rủi ro lớn cho thương hiệu của cá nhân, doanh nghiệp thì thật là một sai lầm. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ khi đăng ký tên miền website giá rẻ nhé!

9. Tên miền dài có ảnh hưởng đến tốc độ truy cập không?

Câu trả lời là KHÔNG. Domain dài chỉ khó nhớ chứ không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập. Vì vậy để thuận tiện cho khách hàng cũng như tăng độ phổ biến của thương hiệu bạn nên đăng ký tên miền website càng ngắn càng tốt. Không chỉ dễ gây nhầm lẫn mà việc gõ một tên miền dài vào thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái.

Sau đây là một số quy tắc chọn tên miền bạn có thể tham khảo:

– Thông thường chỉ có thể dài 3 đến 63 ký tá»±.

– Chỉ bao gồm các ký tá»± trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).

– Các khoảng trắng và các ký tá»± đặc biệt khác đều không hợp lệ.

– Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).

– Càng ngắn càng tốt, dá»… nhá»›, không gây nhầm lẫn, khó viết sai

– Nên liên quan đến tên chủ thể hoặc lÄ©nh vá»±c hoạt Ä‘á»™ng của doanh nghiệp.

10. Chi phí đăng ký và Gia hạn tên miền như thế nào?

(1) Chi phí đăng ký tên miền

Thường bao gồm 2 phần: Phí khởi tạo và Phí duy trì.

Phí khởi tạo tên miền quốc tế thường là miễn phí, còn tên miền Việt Nam khoảng 450.000đ. Chi phí này chỉ phải trả một lần khi mua.

– Phí duy trì phải trả hàng năm, theo báo giá của từng loại tên miền. Chi phí này có thể trả 1 lần cho nhiều năm (tối Ä‘a là 10 năm).

Chi phí đăng ký tên miền website tùy thuộc vào mức giá của từng nhà cung cấp.

(2) Gia hạn tên miền

Đây là việc vô cùng quan trọng đối với website. Bởi sau khi tên miền hết bạn, nếu chủ sở hữu không tiến hành gia hạn thì tên miền sẽ hết hạn và rơi vào trạng thái chưa đăng ký. Khi đó, bất kì ai cũng có thể đăng ký sử dụng tên miền này.

11. Cần mua bao nhiêu domain?

Tôi cần mua bao nhiêu domain hay tôi có thể mua được bao nhiêu domain? Đây có lẽ là câu hỏi cũng không ít người thắc mắc. Và câu trả lời cho bạn là: KHÔNG GIỚI HẠN. Bạn có thể mua bao nhiêu tùy thích, quan trọng là túi tiền và mục tiêu kinh doanh của bạn mà thôi.

12. Nên chọn mua tên miền ở đâu uy tín và chất lượng?

Bạn có thể đăng ký tên miền website qua các nhà cung cấp uy tín ở Việt Nam như PA Việt Nam, Nhân Hòa, Mắt Bão, KDATA… hoặc các nhà cung cấp lớn ở quốc tế như GoDaddy, Namecheap, Domain.com… Tuy nhiên, nếu bạn không dành tiếng Anh và mong muốn được hỗ trợ tốt nhất trong các tình huống phát sinh thì bạn nên chọn các nhà cung cấp Việt Nam. Còn nếu chọn các nhà cung cấp quốc tế thì bạn có thể đăng ký và thanh toán qua Visa.

* Tham khảo: Appota

Công nghệ | Tổng hợp tin tức Công nghệ mới nhất
Nguồn: Sưu Tầm