10.000

Masan sắp phát hành 7,5 triệu ESOP giá 10.000 đồng/cp

CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc triển khai phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Theo quyết định, Masan dự kiến phát hành hơn 7,5 triệu cổ phiếu ESOP, tương ứng gần 0,5% số cổ phần đang lưu hành.

Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 13,5% mệnh giá cổ phiếu MSN trong phiên chiều ngày 22/5 (73.900 đồng/cổ phiếu). Thời gian chào bán dự kiến là quý II hoặc quý III năm nay.

Số tiền 75 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán dự kiến dùng để tăng vốn điều lệ, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh và bổ sung vốn lưu động của công ty.

Masan sắp phát hành 7,5 triệu ESOP giá 10.000 đồng/cp- Ảnh 1.

Trích quyết định của Masan.

Đối tượng dự kiến phát hành là nhân viên của tập đoàn và các công ty con có thành tích nổi bật, đóng góp đặc biệt vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đem lại giá trị tăng trưởng về mặt dài hạn cho tập đoàn và các công ty con đồng thời có cam kết gắn bó lâu dài.

Toàn bộ số cổ phiếu ESOP chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Masan mục tiêu tăng trưởng 7-15% trong năm 2024

Năm 2024, các mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi vẫn được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu cho Masan. Chương trình Hội viên WIN sẽ tiếp tục tập trung vào việc gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp và đối tác của Masan.

Theo đó, Masan mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất trong khoảng từ 84.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế thuần cốt lõi trước phân bố cho cổ đông thiểu số (Core NPAT Pre – MI) dự kiến sẽ trong khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.

Cụ thể, đối với TCX, Masan dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 63.000 đến 68.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng từ 9% đến 18% so với năm 2023.

Đối với WinCommerce (WCM) dự kiến đạt doanh thu thuần từ 32.500 đến 34.000 tỷ đồng, tăng lần lượt so với cùng kỷ từ 8% đến 13%.

Đối với MCH, năm 2024, doanh thu thuần của MCH dự kiến đạt từ 32.500 tỷ đồng đến 36.000 tỷ đồng. Đóng góp vào tăng trưởng MCH trong năm 2024 chủ yếu của ngành hàng Thực phẩm tiện lợi, Đồ uống và Chăm sóc gia đình, cá nhân. Bên cạnh các sản phẩm, ngành kinh doanh chủ chốt, MCH còn đang phát triển các năng lực và quy trình đổi mới nhằm hoàn thiện danh mục FMCG trong tương lai.

Đối với Phúc Long (PLH), Masan dự kiến doanh thu năm 2024 đạt 1.790 đến 2.170 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 17% đến 41% so với cùng kỳ. Năm nay, Phúc Long dự kiến mở từ 30 đến 60 cửa hàng mới ngoài WCM, tập trung vào Hà Nội và TP HCM.

Đối vá»›i Masan High – Tech Materials (MHT) dá»± kiến đạt doanh thu thuần từ 15.000 đến 15.800 tá»· đồng, tÆ°Æ¡ng ứng tăng lần lượt 6% đến 12% so vá»›i cùng kỳ. MHT đã thuê nhà thầu nổ mìn má»›i Ä‘Æ°a vào hoạt Ä‘á»™ng trong quý I/2024. Trọng tâm của MHT là thá»±c hiện các hoạt Ä‘á»™ng tối Æ°u hóa chi phí, đặc biệt là trang hoạt Ä‘á»™ng vận hành, thu mua, đồng thời giảm đòn bẩy tài chính. 

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Chuyển mạng giữ số: Chỉ 6 ngày đầu tháng 9, hơn 10.000 thuê bao muốn nhập mạng Viettel

Theo báo cáo của Cục Viá»…n thông (Bá»™ Thông tin và Truyền thông), chỉ trong 6 ngày đầu tháng 9/2021, 10.658 thuê bao đã đăng ký chuyển mạng tá»›i mạng Viettel – cao nhất trong các nhà mạng có cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số. Ngược lại, Vietnamobile là nhà mạng bị các khách hàng đăng ký rời Ä‘i nhiều nhất vá»›i 10.890 thuê bao.

Viettel liên tục tiếp nhận lượng thuê bao đăng ký tới từ dịch vụ chuyển mạng giữ số.

Kết quả, trong số lượng nói trên, 7.072 thuê bao đã được chuyển mạng sang Viettel thành công, và 8.632 thuê bao đã rời mạng Vietnamobile thành công. So với lượng thuê bao biến động không cao ở nhà mạng MobiFone và VinaPhone, có thể thấy sự chuyển dịch trong 6 ngày đầu tháng 9 vừa qua chủ yếu là với mạng Viettel và Vietnamobile theo hai chiều hướng ngược nhau.

Cũng theo báo cáo này, 6 ngày vừa qua không có thuê bao nào bị các nhà mạng từ chối sai. Trường hợp các thuê bao di động gặp vướng mắc về vấn đề chuyển mạng giữ nguyên số, có thể liên hệ tới số tổng đài 18006099 (miễn phí cước cuộc gọi) của Cục Viễn thông.

Kể từ ngày 16/11/2018, tất cả các thuê bao di động trả sau của VinaPhone, MobiFone và Viettel đã có thể tùy chọn nhà mạng cung cấp dịch vụ để sử dụng.

Sau 1,5 tháng triển khai với thuê bao trả sau, kể từ ngày 1/1/2019, dịch vụ chuyển mạng giữ số đã tiếp tục được triển khai đối với các thuê bao trả trước. Ngày 1/1/2019 cũng là thời điểm nhà mạng Vietnamobile bắt đầu tham gia chương trình chuyển mạng giữ số.

Riêng nhà mạng Gmobile chưa có kế hoạch tham gia chương trình chuyển mạng giữ số.

Việc có muốn chuyển mạng giữ số hay không là tùy thuộc vào quyết định của người dùng, dựa trên những đánh giá của chủ thuê bao đối với chất lượng dịch vụ của các nhà mạng. Khi chuyển sang mạng mới, số điện thoại của người dùng vẫn được giữ nguyên nhưng sẽ được sử dụng những dịch vụ của nhà cung cấp mới.

Công nghệ | Tổng hợp tin tức Công nghệ mới nhất
Nguồn: Sưu Tầm