chốt

ACB chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 25%

Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) đã thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền và cổ phiếu là ngày 3/6/2024.

Theo đó, ACB sẽ thực hiện trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% (tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng) vào ngày 13/6. Ước tính, ACB cần chi 3.884 tỷ đồng để hoàn tất chi trả cho cổ đông.

Ngoài ra, ACB còn dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới). Tuy nhiên, thời điểm thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu chưa được công bố.

ACB chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 25%- Ảnh 1.

Trích công bố của ACB.

Phiên sáng ngày 23/5, cổ phiếu ACB nổi sóng và Ä‘ang giao dịch ở vùng đỉnh má»›i sát mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, thanh khoản cÅ©ng dẫn đầu rổ bluechip khi có hÆ¡n 15,5 triệu Ä‘Æ¡n vị khá»›p lệnh. Tại thời Ä‘iểm 11h19′, cổ phiếu ACB giao dịch ở mức 29.550 đồng/cổ phiếu.

ACB chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 25%- Ảnh 2.

Ảnh: Vietstock.

ACB báo lãi trước thuế quý I/2024 đạt 4.892 tỷ đồng

Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Ngân hàng ACB ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng nhẹ từ 6.215 tỷ lên hơn 6.721 tỷ đồng, tương ứng tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng từ 627 tỷ lên hơn 745 tỷ đồng. Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán trong quý này tiếp tục tăng đột biến với lãi hơn 196 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng lãi hơn 204 tỷ đồng trong khi cùng kỳ báo lỗ.

Trong kỳ, chi phí hoạt động tăng nhẹ từ 2.507 tỷ lên hơn 2.763 tỷ đồng. Đặc biệt, ACB tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khi dành ra đến 512 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ. Kết quả, Ngân hàng lãi trước thuế hơn 4.892 tỷ đồng, giảm 5%.

ACB cho biết, lợi nhuận quý đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ do cùng kỳ năm 2023 có khoản thu nhập bất thường và tăng trích lập dự phòng nợ vay.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản ACB tăng nhẹ 1,2% so với hồi đầu năm, lên hơn 717.297 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 3,6% lên hơn 506.112 tỷ đồng, trong khi tiền gửi khách hàng tăng 2% lên gần 482.703 tỷ đồng.

ACB chốt quyền chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tỷ lệ 25%- Ảnh 3.

Phân tích chất lượng nợ cho vay

Tổng nợ xấu tăng 25% so với hồi đầu năm từ 5.887 tỷ lên hơn 7.348 tỷ đồng kéo theo tỷ lệ nợ xấu trong quý tăng từ 1,22% lên 1,47%. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng từ 940 tỷ lên hơn 1.182 tỷ đồng; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng từ 1.048 tỷ lên hơn 1.433 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng từ 3.897 tỷ lên hơn 4.733 tỷ đồng.

Được biết, số dư nợ xấu trong kỳ chưa bao gồm 5.478 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty TNHH Chứng khoán ACB.

Theo báo cáo, tín dụng của ACB đạt 506.000 tỷ đồng, huy động đạt gần 493.000 tỷ đồng. So với đầu năm, mức tăng trưởng lần lượt của tín dụng và huy động là 3,8% và 2,1%, cao hơn mức tăng trưởng của ngành. Trong đó, tỷ lệ CASA ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với 23,7%.

Về kế hoạch kinh doanh 2024, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ, tăng 10%. Tổng tài sản dự kiến tăng lên 805.050 tỷ đồng (tăng 12%); tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 593.779 tỷ đồng (tăng 11%) và dư nợ cho vay khách hàng đạt 555.866 tỷ (tăng 14%), theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Savimex (SAV) chốt ngày chi 10 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023 bằng tiền

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (HoSE: SAV) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023.

Theo đó, ngày 31/5 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để Savimex chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% (tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng).

Với hơn 21,56 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Savimex dự kiến chi khoảng hơn 10 tỷ đồng để thực hiện thanh toán cổ tức đợt này cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến vào 15/7/2024.

Tính đến thời điểm hiện tại, cổ đông lớn nhất của Savimex là E-Land Asia Holding (Singapore) (sở hữu 47,63% vốn SAV) ước tính sẽ nhận hơn 5 tỷ đồng sau thương vụ này.

Cũng tại ngày 31/5, ngoài chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức thì Savimex cũng thực hiện chốt danh sách để thực hiện việc phát hành cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện là 15% mệnh giá (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu cũ sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới). Savimex sẽ dùng toàn bộ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu để phát hành thêm khoảng 3,2 triệu cổ phiếu mới, qua đó nâng vốn cổ phần lên gần 25,2 triệu cổ phiếu.

Savimex (SAV) chốt ngày chi 10 tỷ đồng trả cổ tức năm 2023 bằng tiền- Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Về kết quả kinh doanh quý I/2024, Savimex ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 215,9 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu đạt hơn 202 tỷ đồng, chiếm 94% tổng doanh thu. Savimex báo lợi nhuận trước thuế đạt hơn 9,5 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7,6 tỷ đồng, tăng trưởng 25%.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Savimex đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 868 tỷ đồng, tăng trưởng 110% so với thực hiện năm 2023 và lợi nhuận trước thuế đạt 35 tỷ đồng, tăng trưởng 444% so với thực hiện năm 2023.

Như vậy, với kết quả kinh doanh trên, Savimex đã thực hiện gần 25% kế hoạch doanh thu năm và hơn 27% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/5, giá cổ phiếu SAV tăng 1% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 15.200 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Ông Nguyễn Tử Quảng nói về mấu chốt công nghệ giúp sống chung với COVID-19

Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia vừa phát đi thông tin, phân tích những giá trị mang lại của nền tảng hỗ trợ truy vết F0 trong chiến lược bình thường mới.

Nền tảng này hiện đang tích hợp trong các ứng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 hiện có, với các chức năng quan trọng: Xét nghiệm chốt chặn, Ghi nhận tiếp xúc gần, Kiểm soát vào ra bằng mã QR và Truy vết thần tốc. Chiến lược được xem như cánh cửa để mở ra giai đoạn “bình thường mới” trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19, mà chìa khóa là công nghệ.

Việt Nam đang chuẩn bị kỹ lưỡng để bước vào giai đoạn sống chung với COVID-19. (Ảnh minh họa)

Theo Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia, Chính phủ đang làm tất cả vì mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9. Câu hỏi đặt ra là: Khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường, làm thế nào có thể phát hiện sớm các ca F0 trong cộng đồng để nhanh chóng khoanh vùng dập dịch. Sớm ở đây có nghĩa gần như tức thời, vì chỉ có như vậy chúng ta mới có thể sống chung cùng COVID.

“Hãy hình dung má»™t kịch bản trong cuá»™c sống bình thường má»›i: Má»—i người dân đều có má»™t mã QR cá nhân. Việc ra vào các nÆ¡i nhÆ° cÆ¡ quan, công sở, quán ăn, nhà hàng hay các tụ Ä‘iểm công cá»™ng… đều được kiểm soát bằng mã QR này. Các tiếp xúc gần của từng người cÅ©ng được ghi nhận bởi ứng dụng Bluezone trên Ä‘iện thoại. Tất cả được mã hóa và lÆ°u lại trên hệ thống của nền tảng há»— trợ truy vết F0”, Trung tâm nêu ví dụ.

Cùng với đó, xét nghiệm chốt chặn tại các bệnh viện trở thành điều kiện bắt buộc khi người dân có biểu hiện ho, sốt và đến khám tại các cơ sở y tế. Dữ liệu xét nghiệm của mỗi người đều được cập nhật lên hệ thống truy vết. Khi phát hiện F0, hệ thống sẽ lập tức tự tìm ra F0 này đã tiếp xúc với những ai, đã đến mốc dịch tễ (nơi F0 từng đến) nào, tại mốc dịch tễ đó có những ai từng có mặt… rồi tự động chuyển những thông tin này về đội truy vết tại các địa phương liên quan.

Quy trình này chỉ mất vài chục giây và hoàn toàn tự động, thay vì các nhân viên y tế mất thời gian gọi điện thông báo đến các nơi một cách thủ công. Đối mặt với COVID-19, làm chủ thời gian chính là điều kiện tiên quyết để dập tắt mầm mống của dịch bệnh.

Không chỉ hỗ trợ truy vết thần tốc, sự “chỉ điểm” của hệ thống còn giúp việc khoanh vùng hiệu quả, giúp xác định rõ đối tượng đã tiếp xúc trực tiếp với F0 cần được cách ly, thay vì phải gom hết kiểu “bắt nhầm hơn bỏ sót”. 

Chia sẻ về triết lý của chiến lược sẵn sàng cho việc sống chung cùng COVID, ông Nguyá»…n Tá»­ Quảng – Kiến trúc sÆ° trưởng của Trung tâm phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia cho biết: “Khi má»™t ca F0 vừa xuất hiện, ổ dịch khi đó chỉ má»›i vài ca cho đến vài chục ca, nhÆ° các đốm lá»­a nhỏ. Mấu chốt của vấn đề sống chung vá»›i COVID là chúng ta cần lập tức phát hiện ra các ca F0 chỉ Ä‘iểm để truy vết; gom triệt để các F1, F2, không để các đốm lá»­a nhỏ bùng lên thành đám cháy lá»›n”.

Theo ông Quảng, nền tảng truy vết F0 giúp chúng ta làm được điều đó. Và như vậy, giải pháp 5K . Vaccine Công nghệ sẽ giúp Việt Nam có được cuộc sống bình thường mới. Dịch thi thoảng vẫn tồn tại chỗ này, chỗ kia; nhưng ở mức thấp, mọi sinh hoạt của chúng ta vẫn có thể diễn ra bình thường.

Trên thế giới, nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Ấn Độ, Singapore hay Isarel đang phải đối mặt với sự quay trở lại của làn sóng COVID-19 mới, có phần bạo liệt hơn vì sự xuất hiện của những biến thể virus nguy hiểm hơn chủng cũ. Việc này xảy ra cả với những nước đã có mật độ phủ vaccine lên đến hơn 60%.

Tuy nhiên, Trung Quốc với dân số hơn 1 tỷ người, có vẻ như đang làm rất tốt việc kiểm soát sự bùng nổ của COVID-19. Cũng với giải pháp tương tự nền tảng hỗ trợ truy vết F0 và tốc độ phản ứng nhanh chóng, đó được xem là chìa khóa để Trung Quốc kiểm soát tốt nhiều đợt bùng phát rải rác những tháng qua, bao gồm cả với biến chủng Delta. Từng đứng đầu thế giới về số ca nhiễm thời điểm đầu năm 2020, hiện Trung Quốc đã nằm ngoài danh sách 90 quốc gia/vùng lãnh thổ có số ca nhiễm cao nhất.

Công nghệ | Tổng hợp tin tức Công nghệ mới nhất
Nguồn: Sưu Tầm