ngoại

Quỹ ngoại Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại Nam Long (NLG)

Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital đã mua vào 1,97 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) trong phiên 16/5, qua đó trở thành cổ đông lớn của công ty.

Cụ thể, hai quỹ thuộc Dragon Capital là Amersham Industries Limited và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) đã mua vào lần lượt 1,8 triệu cổ phiếu và 170.000 cổ phiếu NLG.

Quỹ ngoại Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại Nam Long (NLG)- Ảnh 1.

Tình hình giao dịch chứng khoán của nhóm nhà đầu tư nước ngoài

Sau giao dịch, tổng lượng cổ phiếu NLG mà nhóm quỹ nắm giữ tăng từ gần 18 triệu cổ phiếu lên gần 20 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,67% lên 5,18%. Như vậy, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã chính thức trở thành cổ đông lớn của Nam Long.

Nhìn lại phiên giao dịch ngày 16/5, NLG chỉ ghi nhận 500.000 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận nên khả năng cao giao dịch của 2 quỹ trên đều thông qua khớp lệnh. Chiếu theo giá bình quân trong phiên, ước tính giá trị giao dịch đạt gần 85,5 tỷ đồng.

Quỹ ngoại Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại Nam Long (NLG)- Ảnh 2.

Giao dịch cổ phiếu ngày 16/5 của Nam Long

Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch HĐQT Đầu tư Nam Long đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu NLG để cấu trúc tài chính cá nhân, hạ sở hữu từ 42,45 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 11,03%) xuống còn 40,45 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,51%).

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 22/5 đến ngày 20/6, theo phương thức khớp lệnh trên sàn hoặc thỏa thuận. Ước tính tổng giá trị giao dịch này khoảng 88 tỷ đồng.

Quý I/2024, Nam Long báo lỗ nặng

Quỹ ngoại Dragon Capital trở thành cổ đông lớn tại Nam Long (NLG)- Ảnh 3.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần gần 205 tá»· đồng – giảm 13% so vá»›i cùng kỳ. Doanh thu được đóng góp từ ba dá»± án: Mizuki (184 tá»·), Southgate (56 tá»·) và Izumi (62 tá»·). Biên lãi gá»™p giảm từ 68% về còn 42%.

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 43,9% về 25,6 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 33,9% về 50,5 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 19% về 144,5 tỷ đồng… Cuối cùng, Nam Long ghi nhận lỗ sau thuế 65 tỷ đồng.

Theo giải trình, ban lãnh đạo Nam Long cho biết: với đặc thù của ngành bất động sản, quý I luôn là thời điểm doanh số bán hàng cũng như doanh thu và lợi nhuận thấp nhất năm. Đặc biệt, năm nay dịp Tết Nguyên đán sát với Tết Dương lịch nên động lực nhận bàn giao nhà vào đầu năm chưa cao. Theo dự kiến của công ty, điểm rơi lợi nhuận năm nay sẽ vào quý III và quý IV.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Nam Long trả lời câu hỏi cổ đông về kết quả kinh doanh quý I/2024, lãnh đạo NLG thông tin: tình hình bàn giao chậm do đang chờ dự án Cần Thơ. Việc bán hàng đã xong hết, chỉ còn ghi nhận doanh thu nhưng do vướng việc xác định tiền sử dụng đất. Sau khi nhận được thông báo định giá đất và thanh toán tiền sử dụng đất, Nam Long sẽ đủ điều kiện ghi nhận doanh thu.

Bước sang năm 2024, Nam Long thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 821 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2024 với việc ghi nhận lỗ 65 tỷ đồng, Nam Long còn cách rất xa kế hoạch lãi 821 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/5, giá cổ phiếu NLG tăng 1,03% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 44.100 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Khối ngoại "xả" ròng hơn 1.500 tỷ đồng, VN-Index "bốc hơi" 19 điểm

Giảm dần cuối phiên sáng và lực bán gia tăng mạnh hơn trong phiên chiều đã đẩy chỉ số VN-Index giảm chóng mặt trong chiều nay, có lúc chỉ số rơi xuống ngưỡng 1.250,28 điểm, tương đương mất tới 30 điểm. Dù dòng tiền hồi lại chút đỉnh nhưng không thể trụ được lực bán liên tục xả ra.

Cổ phiếu FPT sau nhiều phiên liên tục thiết lập mức đỉnh mới thì đã có dấu hiệu chốt lời, hôm nay FPT bị xả mạnh từ cả dòng tiền nội lẫn ngoại.

Với hơn 13,3 triệu cổ phiếu giao dịch, phiên hôm nay tiếp tục là phiên giao dịch kỷ lục của FPT, tuy nhiên lại ở phía tiêu cực. Bên bán lấn át với lượng bán chủ động gấp 2 lần phía mua. Lực mua không đủ lớn đẩy cổ phiếu giảm ngay từ khi mở sàn và nằm dưới tham chiếu trong toàn bộ thời gian giao dịch.

Khối ngoại xả ròng FPT mạnh nhất trong hôm nay, với 355 tỷ đồng. Kết quả, FPT giảm 4,07% và trở thành cổ phiếu kéo chỉ số mạnh nhất phiên. Trên thực tế, khối ngoại đã liên tục bán ròng FPT trong 7 phiên gần đây, tuy nhiên lực bán hôm nay quá lớn, gấp 2 lần phiên hôm qua.

Không chỉ bán ròng FPT, sức xả ròng của khối ngoại còn lan rộng ra các mã lớn khác như MWG (-131 tỷ), MBB (-112 tỷ), VHM (101 tỷ)…

Khối ngoại "xả" ròng hơn 1.500 tỷ đồng, VN-Index "bốc hơi" 19 điểm- Ảnh 1.

Diễn biến mua bán ròng của khối ngoại trong 10 phiên gần nhất

Đây là phiên bán ròng mạnh nhất của khối ngoại kể từ phiên 09/05, tuy nhiên trong phiên 09/05, giao dịch bán ròng của khối ngoại chủ yếu diễn ra tại VHM với giao dịch thỏa thuận. Ngoại trừ phiên hôm qua mua ròng nhẹ gần 70 tỷ thì xu hướng bán ròng của khối ngoại đã tăng khá mạnh trong tuần này. Giá trị bán ròng trên HoSE trong tuần qua đã lên đến 4.700 tỷ.

Lực bán lan rộng trên toàn thị trường, tuy nhiên phản ứng chưa quá tiêu cực đến mức bán sàn đồng loạt khi trên sàn HoSE, chỉ có 5 cổ phiếu nằm sàn trong những phút cuối phiên chiều.

Nếu trong phiên sáng, một số mã ngân hàng vẫn còn xanh giá góp phần giữ trụ thì đến chiều, tâm lý bán đã khiến MBB giảm giá, TCB mất thành quả trở về đóng cửa ở mốc tham chiếu, chỉ còn lại ACB và STB. ACB là mã tăng tốt nhất trong VN30 hôm nay khi đi ngược chiều thị trường, tăng 3,51%. Tiếp đến là GVR tăng 2,4%, PLX tăng 1,99% và STB tăng nhẹ 0,7%.

Trong khi đó, có 11/30 mã trong VN30 giảm trên 2%, FPT giảm mạnh nhất, tiếp đến là BCM -3,43%, SSI -3%. Chỉ số VN30 hôm nay mất 1,38%, nhưng 2 nhóm VNMID và VNSML còn giảm mạnh hơn với mức giảm lần lượt là 2,34% và 1,77%, cho thấy lực bán hôm nay ảnh hưởng lớn nhất đến nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa.

Với sự giảm giá mạnh của FPT, nhóm cổ phiếu công nghệ hôm nay giảm giá mạnh nhất thị trường. Tiếp theo là nhóm công nghiệp, bất động sản, hàng tiêu dùng đều có mức giảm đáng kể.

Sau phiên hồi hơn 14 điểm hôm qua thì Vn-Index đã phải quay đầu trong hôm nay. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, VN-Index mất 19,1 điểm, chỉ số lùi về 1.261,93 điểm.

Sàn Hà Nội cũng không khá hơn khi chỉ số mất 2,1%, giảm về 241,72 điểm. Trong đó, PVS giảm 4,15% và SHS giảm 4,12% là 2 mã ghì chỉ số mạnh nhất.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Ôm cổ phiếu ngân hàng, quỹ đầu tư ngoại ngậm ngùi báo lỗ

Mới đây, Quỹ đầu tư Phần Lan PYN Elite cho biết, hiệu suất đầu tư của quỹ giảm mạnh trong tháng 4 vừa qua.

Theo đó, tháng 4 là tháng đầu tiên trong năm 2024 Pyn Elite có hiệu suất âm: -8,24%. Lần gần nhất hiệu suất đầu tư thua lỗ như thế này là tháng 10/2023. Nhờ mức tăng trưởng tốt trong 2 tháng đầu năm nên lũy kế 4 tháng, PYN Elite vẫn đang có lãi 5,84%.

Ôm cổ phiếu ngân hàng, quỹ đầu tư ngoại ngậm ngùi báo lỗ- Ảnh 1.

Hiệu suất đầu tư của PYN Elite

Quỹ đầu tư này cho biết mức hiệu suất này là kết quả của quá trình chốt lời ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và tiền đồng yếu giá. Việc VND mất giá 2,1% so với USD trong tháng 4 ban đầu đã làm dấy lên lo ngại về việc tăng lãi suất, tuy nhiên PYN cho biết mức giảm giá này là phù hợp với các đồng tiền trong khu vực và phản ánh sự phục hồi gần đây của USD.

PYN Elite cũng đặt hy vọng khi các thông tin về vĩ mô tích cực như chỉ số PMI tăng trở lại, doanh số bán lẻ và doanh thu du lịch cũng được thúc đẩy nhờ sự gia tăng trở lại của du khách Trung Quốc. Bên cạnh đó, Chính phủ đã đề xuất kéo dài việc giảm VAT đến tháng 12/2024, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng tiêu dùng.

Trong danh mục đầu tư của PYN Elite, các cổ phiếu ngân hàng đang chiếm tỷ trọng chính trong đó Sacombank chiếm 16%, HDBank 9%, Vietinbank 8,7%, MBB 7,4%, TPBank 6,3%. Cổ phiếu Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoángồm DNSE (5,4%) và SHS (3,6%) cũng nằm trong top 10 nắm giữ của PYN Elite.

Ôm cổ phiếu ngân hàng, quỹ đầu tư ngoại ngậm ngùi báo lỗ- Ảnh 2.

Cổ phiếu ngân hàng chiếm phần lớn trong Top danh mục nắm giữ của PYN Elite

Nhóm ngân hàng giảm giá đã không giúp giá trị đầu tư của PYN gia tăng. STB giảm hơn 10% trong tháng 4, trong khi đó CTG giảm 7%, MBB giảm hơn 11%,… Dù vậy, mức giảm lớn nhất không nằm ở những cổ phiếu trong Top 10 nắm giữ mà là những khoản đầu tư khác như Đèo Cả (-17,9%), Sao Mai (-15,3%), Nhựa An Phát Xanh (-12,7%).

Tháng 4 vừa qua, hiệu suất của PYN Elite phần nào được chống đỡ nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ. CMC tăng 11,8% và FPT tăng 5,8% là 2 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong danh mục của quỹ đầu tư này.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán

Kiểm toán đưa ra loạt ý kiến ngoại trừ, cổ phiếu bị đưa vào các diện đặc biệt, Sao Thái Dương nói gì?

CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (HoSE: SJF) đã công bố thông tin về việc đưa ra biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoánbị cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ giao dịch.

Ngày 16/4/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán | tổng hợp tin tức má»›i nhất về thị trường chứng khoánTP. Hồ Chí Minh ra các quyết định liên quan đến việc Ä‘Æ°a cổ phiếu SJF của Sao Thái DÆ°Æ¡ng vào các diện đặc biệt, bao gồm: Quyết định số 217 “Chuyển cổ phiếu từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát”; Quyết định số 218 “Đưa cổ phiếu vào diện kiểm soát”; Quyết định số 219 “Đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo và Quyết định số 726 “Giữ nguyên diện đình chỉ giao dịch đối vá»›i cổ phiếu SJF.

Kiểm toán đưa ra loạt ý kiến ngoại trừ, cổ phiếu bị đưa vào các diện đặc biệt, Sao Thái Dương nói gì?- Ảnh 1.

Cổ phiếu SJF bị đình chỉ giao dịch từ tháng 11/2023. Ảnh: VPS.

Nguyên nhân được HoSE đưa ra là do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính (BCTC) năm 2023 đã kiểm toán của Sao Thái Dương. Sao Thái Dương đã giải trình các vấn đề liên quan đến ý kiến của kiểm toán, cụ thể:

Đối với ý kiến ngoại trừ khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư và Xây dựng Tona (gọi tắt là Cty Tona), Sao Thái Dương cho biết, doanh nghiệp này có khoản đầu tư 147 tỷ đồng vào Cty Tona.

Trước đó, ngày 6/11/2023, HoSE đã ra quyết định chuyển cổ phiếu SJF của CTCP Đầu tư Sao Thái Dương từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch từ ngày 13/11. Nguyên nhân là do công ty đã tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, nằm trong trường hợp bị đình chỉ giao dịch theo quy định.

Từ ngày 16/10, SJF đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chậm nộp BCTC soát xét bán niên 2023 quá 45 ngày so với thời hạn quy định. Vào đầu tháng 11, HoSE đã có công văn nhắc nhở Sao Thái Dương về vấn đề này, đồng thời cảnh báo về khả năng đình chỉ giao dịch.

Tại thời điểm lập báo cáo ngày 31/12/2023, số tiền đầu tư vào Cty Tona là 148,4 tỷ đồng. Dựa vào BCTC đã lập của Cty Tona, doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán của công ty năm 2023 tương đối thấp, lỗ sau thuế. Xét về khả năng thu hồi vốn không được khả quan nên Sao Thái Dương chưa đánh giá được mức trích lập dự phòng khoản đầu tư này.

Đối với ý kiến ngoại trừ khoản cho vay CTCP Cát tường Thiên Tân Lạc, Sao Thái Dương giải trình có cho Cát Tường Thiên Tân Lạc vay 163 tỷ đồng theo hợp đồng vay tiền có thời hạn cho vay theo phụ lục là 31/12/2024.

Sao Thái Dương cho biết, tổng tiền lãi đến hết năm 2023 là 16,7 tỷ đồng. Đến thời điểm lập báo cáo, Sao Thái Dương chưa thu được số tiền gốc và lãi trên. Bên cạnh đó, theo số liệu trên BCTC của Cát tường Thiên Tân Lạc đã lập thì khả năng thu hồi khoản vay này cũng không được khả quan do doanh thu bán hàng và giá vốn không phát sinh nên chưa có cơ sở để đánh giá và trích lập.

Đối với ý kiến ngoại trừ khoản phải thu ngắn hạn khác, Sao Thái Dương lý giải, đến ngày 31/12/2023, dư nợ tài khoản phải thu ngắn hạn khác các Công ty con số tiền là hơn 47,3 tỷ đồng chưa thu hồi hết do cán bộ công nhân viên chưa hoàn tất thủ tục hoàn ấn.

Với ý kiến ngoại trừ liên quan đến CTCP Sunstar Ecotech Việt Nam, theo giải trình, Theo hợp đồng số 0301/HĐHTKD ngày 3/1/2020 giữa Sunstar Ecotech và CTCP Đầu tư và Phát triển SCO, Sunstar Ecotech có đầu tư vào Dự án Công viên tre sinh thái với sô tiền là 101,5 tỷ đồng.

Đến thời điểm lập báo cáo dựa vào các số liệu đã lập, lãi sau thuế của Công ty SCO bị lỗ nhiều nên khả năng thu hồi số tiền đã đầu tư không khả quan, do đó cũng chưa đánh giá được mức độ thu hồi giá trị khoản đầu tư này.

Cuối cùng về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ngày 31/12/2023 là số âm, Sao Thái Dương cho biết nguyên nhân do các khoản đầu tư vào công ty liên kết, công ty con trong năm qua không có hiệu quả, dẫn đến số trích lập dự phòng tổn thất tài sản đầu tư dài hạn tăng cao, ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối.

Về phương án khắc phục, Sao Thái Dương lên kế hoạch giám sát chặt chẽ hơn và có giải pháp thu hồi vốn trường hợp đầu tư không hiệu quả tại các công Cty Tona; giám sát và thúc đẩy hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu hoặc khu du lịch sinh thái để có thể sớm đi vào hoạt động; rà soát các khoản phải thu ở các công ty con và thực hiện thủ tục thu hồi công nợ.

“Do má»™t số lý do khách quan và chủ quan, công ty chÆ°a thể khắc phục hoàn toàn các vi phạm dẫn đến việc cổ phiếu bị Ä‘Æ°a vào diện cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ. Tuy nhiên công ty đã và Ä‘ang ná»— lá»±c thá»±c hiện các biện pháp khắc phục để Ä‘Æ°a cổ phiếu SJF ra khỏi diện đình chỉ giao dịch”, trích thông báo của Sao Thái DÆ°Æ¡ng.

Trong quý I/2024, doanh thu hợp nhất của Sao Thái Dương và giá vốn hàng bán đều giảm 56% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt ở mức 16,2 tỷ đồng và 18,9 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp phát sinh trong kỳ không có lãi. Thêm vào đó, công ty đã thực hiện trích lập Dự phòng các khoản đầu tư. Những lý do này khiến lợi nhuận sau thuế quý I/2024 là 3,6 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 23/4, HĐQT thông qua việc gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 tới trước ngày 30/6/2024 do chưa chuẩn bị hoàn tất tài liệu họp.

Chứng khoán | tổng hợp tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán